Dừng ngay việc đổ chất thải rắn trong Khu bảo tồn biển Lý Sơn

Trong quá thi công dự án nâng cấp cầu cảng đảo Bé, Công ty Thành An đã đổ chất thải rắn trong Khu bảo tồn biển Lý Sơn, gây ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái biển.

Ngày 2/6, ông Dương Văn Tô, Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Ngãi, cho biết đơn vị này đã có văn bản đề nghị Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ngãi (chủ đầu tư dự án nâng cấp cầu cảng đảo Bé) yêu cầu Công ty Thành An dừng ngay việc đổ chất thải rắn trong Khu bảo tồn biển Lý Sơn.

dung ngay viec do chat thai ran trong khu bao ton bien ly son
Công ty Thành An thi công dự án nâng cấp cầu cảng đảo Bé. Ảnh: Hiển Cừ

Sở NN-PTNT Quảng Ngãi cũng đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ngãi và UBND huyện đảo Lý Sơn hỗ trợ Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn trong việc tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

Theo ông Tô, từ ngày 15 - 27/5, trong khi thi công dự án nâng cấp cầu cảng đảo Bé, Công ty Thành An đã nhiều lần dùng sà lan chở chất thải rắn từ cầu cảng đảo Bé đổ ra biển cách bờ chỉ vài trăm mét, thuộc vùng phục hồi sinh thái của Khu bảo tồn biển Lý Sơn, gây ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái biển, ô nhiễm môi trường vùng biển ven bờ.

Hành vi này ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và phát triển của các rạn san hô, thảm cỏ biển, vi phạm quy chế quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn mà UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành.

Khu bảo tồn biển Lý Sơn nằm trong quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển VN đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, với tổng diện tích gần 8.000 ha, trong đó có hơn 7.100 ha mặt nước biển.

dung ngay viec do chat thai ran trong khu bao ton bien ly son Tranh cãi đề xuất thu mỗi khách 20.000 đồng dịch vụ vệ sinh ở đảo Lý Sơn

Đề xuất thu 20.000 đồng phí dịch vụ vệ sinh môi trường đối với mỗi khách khi vào thăm Hang Câu của UBND huyện Lý Sơn, ...

chọn
Những nơi đang sốt đất theo tin sáp nhập
Thông tin về sáp nhập tỉnh, thành khiến đất nền tại nhiều địa phương như Hưng Yên, Bắc Giang, Đồng Nai... lên cơn sốt giá. Theo chuyên gia, bên cạnh cơ hội lướt sóng thì rủi ro đi kèm là rất cao, nhà đầu tư không nên mạo hiểm bởi nếu không kịp thoát hàng sẽ lâm cảnh đu đỉnh, mắc cạn.