Đường sắt ngàn tỷ chở... vài khách mỗi ngày

Một tuyến đường sắt được đánh giá đạt chuẩn quốc tế, bề thế nhất miền Bắc, với tổng vốn đầu tư 7.000 tỉ đồng do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, hứa hẹn là “tuyến đường vàng” kết nối các tỉnh vùng Đông Bắc với Thủ đô Hà Nội.

Tuyến đường sắt Hạ Long – Hà Nội dài 113 km với hai khổ ray 1,435m và 1,067m với 6 đường ray chờ có công suất đón tiễn đạt 12 chuyến/ngày. Sứ mệnh tuyến đường sắt này trong kế hoạch xây dựng của Bộ GTVT là rất hoành tráng: Đảm nhiệm việc chuyên chở hàng hóa từ cảng Cái Lân đi các tỉnh và chuyên chở hành khách mà chủ yếu là khách du lịch, giảm tải cho QL 18 đang trong giai đoạn nâng cấp, đẩy nhanh đồng bộ hóa trong vận tải cho quá trình phát triển toàn diện của tỉnh Quảng Ninh.

duong sat ngan ty cho vai khach moi ngay

Bên ngoài và phía trong nhà ga luôn vắng vẻ im lìm Theo ông Đại trưởng ga Hạ Long, hệ thống đường sắt không đồng bộ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vắng khách như hiện nay.

Với việc đầu tư 7.000 tỉ đồng để di dời 1.175 hộ dân, triển khai thi công xây dựng tuyến đường và các nhà ga, đến năm 2014, tuyến đường sắt này đã hoàn tất, đi vào hoạt động.

Trái với kì vọng ban đầu, tuyến đường sắt này hiện nay gần như không có hàng hóa và hành khách lưu thông. Mỗi ngày, ga Hạ Long chỉ đón và tiễn duy nhất một đoàn tàu 4 toa, cũ kỹ được nhập của Trung Quốc từ những năm 60. “Khách khứa đâu ra, thi thoảng mới có khách cũng chỉ chở mấy cọng rau cho các bà chợ tạm thôi” – ông Nguyễn Đức Đại, Trưởng ga Hạ Long nói.

Lý giải về điều này, ông Đại cho biết: Đường sắt ở đây chạy khổ 1,435m nên chỉ chạy lên được Yên Viên (Hà Nội) hoặc Kép (Bắc Giang). Muốn chuyên chở hàng hóa cũng khó vì toàn quốc đang sử dụng khổ ray 1,067m, phải mất thêm chi phí bốc xếp chuyển toa nên chẳng ai dại gì mà vận chuyển bằng đường sắt cả. “Còn khách khứa thì người ta chọn đường bộ cho tiện lợi, cực chẳng đã, người ta mới đi tàu”, ông Đại nói.

Quãng đường từ ga Hạ Long lên đến Yên Viên (Hà Nội) dài 165 km, nhưng phải đi qua gần 20 ga lớn nhỏ, mất hơn 7 giờ. Trong khi đó, cũng quãng đường ấy, đi ôtô chỉ mất hơn 3 giờ, chưa kể đến việc xuống ga còn phải đi taxi một quãng đường dài vào trung tâm thành phố. “Mỗi chuyến tàu ở đây lỗ gần chục triệu đồng, chưa kể đến tiền lương cho anh em, rồi tiền điện, tiền nước... Cả đoàn tàu thế nhưng vận tải lượng khách không bằng xe 24 chỗ đâu. Ngành đường sắt hàng năm đang lỗ hàng trăm tỷ cho các tuyến tàu chợ” - ông Đại nói.

“Chỉ mong sao toàn tuyến nhanh chóng được đồng bộ với khổ ray trên toàn quốc, rồi nâng cấp đoàn tàu để giảm thiểu thời gian chạy tàu lúc đấy may ra mới có khách. Nếu không 2 nhà ga nghìn tỷ này sẽ phải giải thể” - ông Nguyễn Đức Đại, Trưởng ga Hạ xót xa nói.

Thêm một công trình nghìn tỷ tại Quảng Ninh đang hấp hối. Giải pháp nào cho tuyến đường vàng sống lại? Lại thêm một câu hỏi đang rất cần các nhà quản lý nhanh chóng vào cuộc tháo gỡ.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.