Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ đầu tư kiểu 'cắt ngang hay bổ dọc'?

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đang có 2 phương án đầu tư. Các phương án này sẽ được trình Chính phủ trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
 
duong sat toc do cao bac nam se dau tu kieu cat ngang hay bo doc
(Ảnh minh họa: Kinh tế & Đô thị).

Hai phương án cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Mới đây, Bộ GTVT đã làm việc với các đơn vị liên quan về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Theo đó, Bộ trưởng GTVT đã yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án trên để trình Chính phủ trong tháng 1/2019.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, đây là dự án đặc biệt và thời gian qua đơn vị tư vấn chuẩn bị tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng về tiến độ, nội dung.

Ông Thể cho biết, trong tháng 1/2019, Bộ GTVT phải trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án để trình Quốc hội xem xét.

"Do đó, đơn vị tư vấn phải khẩn trương hoàn thiện nghiên cứu dự án", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu.

Đáng chú ý, về phương án đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Bộ trưởng GTVT cũng yêu cầu các đơn vị liên quan phải làm rõ 2 phương án đầu tư.

Thứ nhất là phương án đầu tư theo mô hình "cắt ngang". Tức là ưu tiên đâu tư trước các chặng như Hà Nội - Vinh, Nha Trang - TP HCM như đề xuất của liên danh tư vấn.

Thứ là phương án đầu tư theo mô hình "bổ dọc" theo đề xuất của GS Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT.

Cụ thể, GS Khuê có ý kiến rằng cần đầu tư trước hạ tầng toàn tuyến sau đó mua các đoàn tàu chạy đầu máy diesel.

Các đoàn tàu này có tốc độc 130km/h và đi từ Hà Nội đến TP HCM chỉ cần 12h.

Nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT cho rằng việc khai thác như trên là bước đệm để tận dụng hạ tầng của đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong thời gian 15 năm.

Trong 15 năm nêu trên, những hạ tầng khác của đường sắt tốc độ cao sẽ tiếp tục được xây dựng (tín hiệu, hệ thống điện...).

Đáng chú ý là vị nguyên Thứ trưởng ước tính chi phí chỉ tốn khoảng 24,5 tỉ USD cho 20 đoàn tàu khai thác. Khi hạ tầng đường sắt tốc độ cao hoàn thành thì sẽ bàn giao lại.

Với 2 phương án trên, Bộ trưởng GTVT yêu cầu đều phải căn cứ trên các thống kê, số liệu khách quan trung thực của những đơn vị nghiên cứu, chuyên ra để kết luận.

"Báo cáo phải đầy đủ dữ liệu, phụ lục để chứng minh cũng như giải trình", Bộ trưởng GTVT yêu cầu.

Làm rõ cần nhập khẩu gì cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tại buổi làm việc trên, ông Thể cho rằng báo cáo trình Chính phủ phải làm rõ vấn đề làm chủ công nghệ.

Cụ thể là Việt Nam làm được những gì ở dự án đường sắt tốc độ cao và cần phải nhập khẩu những gì.

"Chúng ta cần chứng minh những phần nào, công nghệ nào mà những doanh nghiệp trong nước làm được.

Những phần phải nhập từ nước ngoài thì đấu thấu thế nào?", ông Thể nêu vấn đề.

Về các nhà ga của dự án đường sắt, Bộ trưởng GTVT cho biết sẽ định hướng thành trung tâm của các đô thị mới.

Do đó, Bộ trưởng cho rằng có thể bóc tách nhà ga thành các hạng mục đầu tư để kêu gọi xã hội hóa thay vì gộp chung với việc nhà nước đầu tư.

Được biết, đơn vị tư vấn đề xuất xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dài 1.545 km qua 20 địa phương với 23 nhà ga.

Dự án này đã được Bộ GTVT tổ chức hội thảo báo cáo cuối kỳ và hội thảo lần 2 với các cơ quan Trung ương, Đảng, Chính phủ, các Nhà tài trợ, các chuyên gia, địa phương để lấy ý kiến rộng rãi các bộ, ngành, chuyên gia… vào ngày 12/11/2018; cuộc họp thẩm định nội bộ cho Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cũng đã được tổ chức tại Bộ GTVT vào cuối tháng 12 vừa qua.

Theo liên danh tư vấn Tedi-Tricc-Tedishouth, hiện trên thế giới có 2 xu hướng công nghệ đoàn tàu là động lực phân tán (EMU) và động lực tập trung.

Được biết, công nghệ động lực tập trung (kéo - đẩy) là sử dụng 2 toa động lực ở hai đầu đoàn tàu trong khi đó công nghệ phân tán sử dụng nhiều toa động lực.

Liên danh tư vấn cũng cho biết, công nghệ động lực phân tán có nhiều ưu điểm như tiêu thụ điện năng ít, sức chuyên chở lớn, hệ số an toàn cao...

Cụ thể, một số nước như Nhật Bản, Trung Quốc, công nghệ động lực phân tán được ứng dụng với sức chuyên chở trung bình mỗi mét từ 3-4 chỗ, tốc độ tối đa 450km/h.

Trong khi đó, tại một số nước khác như Pháp, Bỉ, Anh... ứng dụng công nghệ động lực tập trung với tốc độ tối đa 570km/h tuy nhiên sức chuyên chở chỉ trung bình mỗi mét chỉ là 2 chỗ.

Công nghệ động lực tập trung có ưu điểm là chi phí thấp hơn công nghệ phân tán nhưng khó thêm bớt toa tàu.

Ngoài các ưu điểm, liên danh thông tin hiện nhiều nước trên thế giới có xu hướng chuyển sang công nghệ động lực phân tán. Do đó, liên danh tư vấn đề xuất áp dụng công nghệ này.

duong sat toc do cao bac nam se dau tu kieu cat ngang hay bo doc Trạm BOT Tân Đệ bị 'khai tử' trong tháng 1/2019?

Theo thông tin chúng tôi nhận được, trạm BOT Tân Đệ sẽ bị "khai tử" trong tháng 1/2019.

duong sat toc do cao bac nam se dau tu kieu cat ngang hay bo doc Hà Nội chìm trong sương mù giữa trưa, nhiều tòa nhà 'mất nóc'

Giữa trưa mùa đông, Hà Nội vẫn chìm trong sương mù, nhiều tòa nhà cao tầng không nhìn thấy nóc.

chọn
Những ông lớn địa ốc hiện diện tại 'Đất Tổ' Phú Thọ
Vài năm trở lại đây, Phú Thọ liên tục đón các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản như GP Invest, T&T hay BV Land... Hiện nay, Ecopark và Tasco cũng đang hướng đến dự án bất động sản đầu tiên tại địa phương này.