EU tăng nhập khẩu trái cây hữu cơ

EU nhập khẩu hơn 3,2 triệu tấn nông sản hữu cơ trong năm 2019, tăng nhẹ 0,4% so với năm 2018.
Sản lượng trái cây nhiệt đới nhập khẩu vào EU tăng 13% trong năm 2019 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: pinterest)

Thương vụ Việt Nam tại EU, Bỉ và Luxembourg dẫn báo cáo “Nhập khẩu các sản phẩm nông sản hữu cơ vào thị trường châu Âu: những đột phá trong năm 2019” do Ủy ban châu Âu công bố ngày 3/6/2020, cho biết giai đoạn 2018 - 2019, việc nhập khẩu các sản phẩm nông sản hữu cơ nhìn chung ổn định, tuy nhiên sản lượng ngũ cốc hữu cơ nhập khẩu lại giảm trong năm 2019. 

Trong khi đó, lượng nhập khẩu các loại trái cây nhiệt đới, bánh dầu, đậu nành và đường cát lại gia tăng.

Năm 2019, EU nhập khẩu hơn 3,2 triệu tấn nông sản hữu cơ, tăng nhẹ 0,4% so với năm 2018. Nông sản hữu cơ chiếm khoảng 2% tổng số lượng nông sản nhập khẩu vào EU.

Danh mục các loại sản phẩm hữu cơ gồm ngũ cốc, dầu thực vật, đường, sữa bột và bơ, chiếm tới 54% tổng sản lượng nông sản hữu cơ nhập khẩu vào châu Âu. Các sản phẩm khác bao gồm thịt, trái cây, rau, sữa chua và mật ong chiếm khoảng 38% khối lượng nhập khẩu. 

Tuy nhiên, các loại hàng hoá và sản phẩm thô có giá trị thấp hơn so với các sản phẩm đã qua chế biến, sản phẩm chế biến chiếm ưu thế và có tổng giá trị cao hơn tới 15%.

Quốc gia thành viên châu Âu nhập khẩu nhiều sản phẩm hữu cơ nhất trong năm 2019 là Hà Lan với 32% về khối lượng, tiếp đó Đức 13%, Anh 12% và cuối cùng là Bỉ 11%.

Mười quốc gia có sản phẩm hữu cơ xuất khẩu nhiều nhất sang EU chiếm 70% kim ngạch nhập khẩu trong năm 2019 gồm: Trung Quốc 13%, Ukraina 10%, Cộng hòa Dominica 10%, Ecuador 9%, Peru 7%, Thổ Nhĩ Kỳ 7%, Ấn Độ 5%, Colombia 3%, Kazakhstan 3% và Brazil 2%.

Sản phẩm đuợc nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là bánh dầu hữu cơ, trong khi các quốc gia Ecuador, Dominica và Peru chủ yếu xuất khẩu trái cây nhiệt đới hữu cơ, các loại hạt và gia vị sang châu Âu. 

Các loại ngũ cốc hữu cơ (bao gồm lúa mì, không bao gồm gạo) được nhập từ Ukraina, Thổ Nhĩ Kỳ và Kazakhstan. Cuối cùng, sản phẩm xuất khẩu chính của Brazil và Colombia sang EU là đường hữu cơ.

Nhìn chung, trái cây nhiệt đới, các loại hạt và gia vị là các sản phẩm hữu cơ được nhập khẩu nhiều nhất trong năm 2019, chiếm 27% tổng lượng nhập khẩu hữu cơ (0,9 triệu tấn). 

Trong đó, chuối là mặt hàng nhập khẩu chính, chiếm 85% kim ngạch nhập khẩu trái cây nhiệt đới. Tiếp theo sau là bánh dầu, với 12% sản lượng nhập khẩu nông sản hữu cơ (0,4 triệu tấn), sau đó chiếm 7% (0,2 triệu tấn) là đường và ngũ cốc (ngoại trừ lúa mì và gạo).

So với số liệu năm 2018, sự thay đổi lớn nhất liên quan đến việc tăng nhập khẩu trái cây nhiệt đới, các loại hạt và gia vị tăng 13%, đường tăng 29%, rau quả tăng 8%, cà phê nhân sống, trà, bột trà tăng 11% và đậu nành tăng 25%. Ngũ cốc hữu cơ (trừ lúa mì và gạo) giảm 8%, lúa mì giảm 16% và các loại hạt có dầu (không phải đậu nành) giảm 17%.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.