EU tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng vì Covid-19

Ủy ban châu Âu - cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu - giảm dự báo tăng trưởng trong năm 2020 và 2021 trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang gây tổn thất cho 27 nước thành viên.

Hôm 7/7, Ủy ban châu Âu dự báo mức tăng trưởng kinh tế của khu vực 27 nước thành viên sẽ giảm 8,3% trong năm nay, trước khi tăng 5,8% trong năm 2021. Hồi tháng 5, Ủy ban châu Âu dự báo GDP của khu vực 27 nước sẽ giảm 7,4%, và tăng 6,1% trong năm tiếp theo.

"Ảnh hưởng kinh tế của tình trạng phong tỏa nghiêm trọng hơn nhiều so với chúng tôi dự đoán ban đầu. Liên minh châu Âu sẽ phải tiếp tục đối mặt với tình trạng khó lường và nhiều rủi ro tiềm ẩn, bao gồm một đợt bùng phát dịch nữa", Valdis Dombrovskis, phó chủ tịch Ủy ban châu Âu, phát biểu hôm 7/7.

EU tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng vì COVID-19, thừa nhận viễn cảnh u ám hơn nhận định ban đầu - Ảnh 1.

Viễn cảnh kinh tế trở nên u ám trong hai tháng qua, bất chấp những nỗ lực mà các chính phủ áp dụng để tái mở cửa nền kinh tế. Ủy ban châu Âu nhận định hoạt động kinh tế sẽ tăng trong nửa sau của năm 2020, mặc dù đà tăng sẽ không đồng đều do các biện pháp giãn cách xã hội ở mỗi nước.

Trong những ngày gần đây, giới chức tỏ ra lo ngại về các đợt bùng phát COVID-19 ở các vùng. Chính phủ Tây Ban Nha đã tái áp đặt lệnh phong tỏa ở vùng Galicia, còn chính phủ Bồ Đào Nha tái áp dụng một số biện pháp ngăn chặn dịch ở thủ đô Lisbon sau khi số ca nhiễm tăng dần.

Dự báo mới nhất cho thấy nền kinh tế Italy sẽ giảm mạnh nhất trong Liên minh châu Âu, với mức giảm có thể lên tới 11,2% trong năm nay.

Italy đã bắt đầu nới lỏng các biện pháp phong tỏa hồi tháng 5, song giới quan sát nhạn định ngành du lịch và các dịch vụ tiêu dùng khác sẽ cần thêm thời gian để phục hồi. Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu dự báo GDP của Italy sẽ tăng 6,1% trong năm 2021.

chọn
Doanh nghiệp bất động sản: Đầu tư NOXH trong 7 năm, lợi nhuận mỗi năm chỉ đạt 1,3 - 1,5%
Theo Giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành, không ít doanh nghiệp sau khi thực hiện một dự án NOXH đã không muốn tiếp tục khi thấy lợi nhuận quá thấp, thủ tục phức tạp, khâu hậu kiểm về giá bán, thanh tra nhiều áp lực...