Fecon lợi nhuận tăng trở lại trong quí III, EPS 4 quí đạt 1.028 đồng

9 tháng đầu năm, Fecon ghi nhận doanh thu 2.019 tỉ đồng, tăng 12% so với cùng kì, lãi sau thuế giảm 43% về 83 tỉ đồng.
Lãi ròng 9 tháng Fecon lao dốc 51% do giảm doanh thu tài chính - Ảnh 1.

(Ảnh: Ánh Hường).

Kết thúc quí III/2020, CTCP Fecon (Mã: FCN) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất với doanh thu 829 tỉ đồng, tăng 16% so với cùng kì. Giá vốn hàng bán tăng tương ứng 13%, theo đó lãi gộp doanh nghiệp tăng mạnh 39% lên 139 tỉ đồng.

Trong kì, hai khoản chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí gồm chi phí tài chính và chi phí quản lí doanh nghiệp lần lượt tăng 17% và 6% so với cùng kì, kéo tổng chi phí Fecon đạt 81 tỉ đồng.

Kết quả, công ty ghi nhận lãi thuần từ hoạt động kinh doanh là 64 tỉ đồng, tăng 92% so với quí III/2019; lợi nhuận sau thuế đạt 47 tỉ đồng, tăng 28%.

Tuy nhiên, tính chung 9 tháng đầu năm 2020, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Fecon đã giảm mạnh 32% xuống còn 115 tỉ đồng. Nguyên nhân chính do doanh thu tài chính 9 tháng năm nay chỉ đạt 12 tỉ đồng, trong khi con số cùng kì năm 2019 lên tới 209 tỉ đồng.

9 tháng đầu năm, Fecon báo lãi sau thuế 83 tỉ đồng, giảm 43%. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ (lợi nhuận ròng) đạt 71 tỉ đồng, giảm 51% so với cùng kì. EPS 4 quí gần nhất là 1.028 đồng.

Như vậy, sau ba quí, Fecon mới thực hiện được 50% chỉ tiêu doanh thu 4.000 tỉ đồng và 36% chỉ tiêu LNST 233 tỉ đồng cả năm 2020. 

Lãi ròng 9 tháng Fecon lao dốc 51% do giảm doanh thu tài chính - Ảnh 2.

(Nguồn: Ánh Hường tổng hợp).

Tính đến ngày 30/9, Fecon đang vay nợ tài chính 1.457 tỉ đồng, tăng 28% so với con số đầu năm do khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng mạnh từ 754 tỉ đồng lên 1.133 tỉ đồng.

Về giá trị tài sản của công ty cũng tăng 650 tỉ đồng sau 9 tháng, gần chạm mốc 6.300 tỉ đồng. Sự tăng trưởng của tổng tài sản phần lớn do các khoản tồn kho và phải thu tăng.

Cụ thể, Fecon ghi nhận khoản phải thu ngắn hạn tăng 220 tỉ đồng lên 3.583 tỉ đồng, trong đó phải thu khách hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất 74%. Hàng tồn kho tăng từ 675 tỉ đồng lên 821 tỉ đồng chủ yếu do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng 26% trong kì.

Ngoài ra, Fecon tăng đầu tư gần 190 tỉ đồng vào các công ty liên kết, liên doanh, kéo khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng 58% so với hồi đầu năm lên 490 tỉ đồng.

chọn
VIS Rating: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp vẫn ở mức yếu ngay cả khi dòng tiền được cải thiện do đòn bẩy cao và nợ đến hạn lớn trong năm 2024.