Gần 200 giáo viên mất việc sẽ được trả 2,3 tỷ đồng đóng bảo hiểm

Sau thời gian dài khiếu nại, hơn 180 giáo viên, nhân viên hành chính ở Thanh Hóa sẽ được hoàn trả tiền bảo hiểm "đóng thay" UBND huyện. 

Ông Đinh Xuân Hướng, Chủ tịch UBND huyện Như Thanh (Thanh Hóa) vừa ban hành kết luận thanh tra đột xuất việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với 182 cán bộ, giáo viên bị cho thôi việc.

Theo kết luận, giai đoạn 2005-2017, UBND huyện ký hợp đồng lao động với 182 giáo viên các môn đặc thù, nhân viên hành chính về công tác tại 53 trường học (giáo viên 100; nhân viên hành chính, kế toán 82 người). Trong đó khối Mầm non có 33 người; khối Tiểu học 71 người; khối THCS 76 người; Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm giáo dục thường xuyên hai người.

gan 200 giao vien mat viec se duoc tra 23 ty dong dong bao hiem

Trụ sở UBND huyện Như Thanh. Ảnh: Lam Sơn.

Theo Luật Bảo hiểm xã hội, đa số tiền đóng bảo hiểm phải do chủ sử dụng lao động đóng, tuy nhiên nhiều năm nay huyện Như Thanh không đóng mà để người lao động "đóng thay". Năm 2017, số cán bộ, giáo viên này bất ngờ bị chấm dứt hợp đồng lao động. Một số người đi thanh toán bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác, song không được do huyện Như Thanh còn nợ đọng bảo hiểm.

Bức xúc vì mất việc đột ngột và bị thực hiện sai quy định bảo hiểm, giáo viên gửi đơn khiếu nại đến cơ quan chức năng, yêu cầu huyện Như Thanh giải quyết quyền lợi cho họ.

Kết luận thanh tra xác định, từ năm 2005 đến 2017, người sử dụng lao động (tức UBND huyện Như Thanh) đã đóng hơn 2,5 tỷ đồng trên tổng số gần 3,4 tỷ đồng cho cơ quan bảo hiểm. Tuy nhiên, số tiền đóng bằng ngân sách chỉ có 178 triệu đồng, còn lại (hơn 2,3 tỷ đồng) do người lao động tự nguyện “đóng thay”.

Chủ tịch UBND huyện Như Thanh kết luận, cơ quan này có trách nhiệm trả lại cho người lao động số tiền hơn 2,3 tỷ đồng đã đóng thay; thanh toán khoản nợ đọng hơn 1,2 tỷ đồng cho cơ quan bảo hiểm.

Ngoài ra, kế toán một số trường đang giữ gần 180 triệu tiền đóng bảo hiểm của người lao động, nhưng chưa nộp về cơ quan bảo hiểm cũng phải trả lại theo quy định. Việc chi trả phải thực hiện xong trước quý III/2019.

Lãnh đạo huyện Như Thanh lý giải việc ký hợp đồng ồ ạt nhưng chỉ được ít năm lại thanh lý là do "thiếu giáo viên để xây dựng trường chuẩn quốc gia", công tác đánh giá số học sinh tăng giảm chưa đúng thực tế. Còn việc không đóng bảo hiểm cho người lao động do khó khăn về tài chính, không tự cân đối ngân sách.

Chủ tịch UBND huyện Như Thanh yêu cầu các phòng Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính và Kế hoạch,Tư pháp, Lao động, Thương binh và Xã hội... kiểm điểm trách nhiệm về những sai phạm nói trên.

gan 200 giao vien mat viec se duoc tra 23 ty dong dong bao hiem Đắk Lắk: Chưa biết lấy đâu ra tiền để hỗ trợ 500 giáo viên mất việc

Mặc dù số giáo viên bị chấm dứt hợp đồng sẽ được nhà nước hỗ trợ một khoản tiền để kiếm một công việc khác. Tuy ...

gan 200 giao vien mat viec se duoc tra 23 ty dong dong bao hiem Tuyển dư hơn 500 giáo viên, Đắk Lắk báo cáo Chính phủ

Tỉnh Đắk Lắk đã có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ và Thanh tra Chính phủ về vụ việc tuyển dư hơn 500 giáo ...

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.