Gần 500 cán bộ y tế Viện Huyết học - Truyền máu TƯ đăng ký hiến tạng sau khi chết não

Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã tổ chức ngày hội đăng ký hiến tặng mô, tạng với 465 cán bộ y tế của viện đăng ký.

Ngày 25/8, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã tổ chức ngày hội đăng ký hiến tặng mô, tạng với hàng trăm cán bộ y bác sĩ của viện tham dự.

gan 500 can bo y te vien huyet hoc truyen mau tu dang ky hien tang sau khi chet nao
Viện Huyết học Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội đăng ký hiến tặng mô, tạng (Ảnh CTV).

Phát biểu tại buổi trao thẻ hiến tạng, GS Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia cho biết, hiện nay, số lượng người đăng ký hiến mô, tạng rất ít. Tính đến ngày 23/7/2017 tổng số người đăng ký hiến tạng sau khi qua đời trên cả nước là 7.400 người.

“Với 465 thầy thuốc, cán bộ nhân viên y tế Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đăng ký hiến tạng thực sự có giá trị trong việc cổ vũ, động viên cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế và mọi người dân tham gia đăng ký hiến tặng mô, tạng để cứu chữa người bệnh và phục vụ nghiên cứu khoa học”, GS. Trịnh Hồng Sơn nói.

gan 500 can bo y te vien huyet hoc truyen mau tu dang ky hien tang sau khi chet nao
GS Trịnh Hồng Sơn vui mừng vì rất nhiều cán bộ y tế của Viện Huyết học đăng ký hiến tặng mô, tạng (Ảnh CTV).

GS Trịnh Hồng Sơn cho biết thêm, hiện tại, ngoài Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia, trên cả nước mới chỉ có 01 cơ sở y tế là bệnh viện Chợ Rẫy tại Tp. HCM có hệ thống truyền thông, tư vấn, đăng ký hiến tạng. Đây cũng là khó khăn cho việc người dân có nhu cầu đăng ký hiến mô, tạng.

Chia sẻ tại buổi lễ, GS.TS. Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương chia sẻ, vận động hiến mô, tạng cũng như vận động hiến máu nhân đạo. Trong suốt 20 năm qua, ở nước ta, mỗi năm phải mua vài trăm lít máu và hầu như 100% lượng máu này lấy từ những người chuyên đi bán máu.

gan 500 can bo y te vien huyet hoc truyen mau tu dang ky hien tang sau khi chet nao
GS Nguyễn Anh Trí chia sẻ, ông sẽ hiến tặng nội tạng của mình và cả phần da nữa. Bởi vì, nếu có vấn đề gì, sẽ thiêu nên cũng thành tro bụi mà thôi, cớ sao ta lại không cho đi để khỏi uổng (Ảnh CTV).

Tuy nhiên, nhờ truyền thông mạnh mẽ, hoạt động hiến máu nhân đạo giờ đã đi vào tâm thức của mỗi người dân. Theo thống kê, tới năm 2015, 97% lượng máu lấy từ những người hiến máu tình nguyện.

GS Nguyễn Anh Trí cho biết thêm, hiến tạng là một hành động vô cùng nhân đạo. Do đó, cần phải vận động từng cán bộ thuộc các cơ quan nhà nước hiến, ghép mô tạng vì bản chất của nó là một cuộc cách mạng. Điều đầu tiên, nên vận động đối với cán bộ Y tế.

“Cách đây 1 năm, ngày tôi làm thẻ đăng ký hiến tạng sau khi chết não, tôi đã nghĩ, nếu chẳng may mất đi, tôi có thể hiến lại nội tạng của mình nhưng dù gì cũng cần chôn cất và giữ lại da trên cơ thể. Tuy nhiên, bây giờ, tôi đã thay đổi ý nghĩ, tôi sẽ đăng ký lại là hiến cả phần da của mình. Bởi vì, nếu có vấn đề gì, sẽ thiêu nên cũng thành tro bụi mà thôi, cớ sao ta lại không cho đi để khỏi uổng”, GS. Trí tâm sự.

gan 500 can bo y te vien huyet hoc truyen mau tu dang ky hien tang sau khi chet nao Viện Huyết học - Truyền máu TW 'gồng mình' trong dịch sốt xuất huyết

Trong đợt cao điểm của dịch sốt xuất huyết (SXH), mỗi ngày Viện Huyết học - Truyền máu TW phải xuất ra số lượng tiểu ...

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/5 - 17/5): Hà Nội chốt giảm 61 xã phường, khởi công cao tốc TP HCM - Chơn Thành vào 2/9
Hà Nội sẽ giảm 61 xã phường; Bắc Giang giảm 7 đô thị so với quy hoạch duyệt năm 2022; Sở GTVT TP HCM đề xuất xây dựng thêm hàng loạt tuyến metro; Đăk Lắk đề xuất làm đường kết nối cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.