Giá bất động sản khu Tây Bắc TP HCM tăng 'chóng mặt'

Giá bất động sản khu vực Tây Bắc TP HCM như quận 12, huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi đang tăng “chóng mặt” có nơi tăng tới 80% so với 2015.
gia bat dong san khu tay bac tp hcm tang chong mat ‘Siêu đô thị’ Thành phố Mới rộng 15.000 ha ở TP HCM: Liệu có khó thực hiện?
gia bat dong san khu tay bac tp hcm tang chong mat Siêu dự án Thành phố Mới rộng 15.000 ha ở TP HCM
gia bat dong san khu tay bac tp hcm tang chong mat
Bất động sản khu vực Tây Bắc TP HCM tăng 'chóng mặt'. Ảnh Đại Việt

Quận 12, giá đất có nơi tăng 80% sau hai năm

Trong vai người đi mua đất, chúng tôi tiếp xúc với ông Quang, một trong những “trùm” môi giới đất đai tại quận 12. Ông Quang dắt chúng tôi đến một dự án tại phường Hiệp Thành (quận 12) để xem đất. Lô đất ông Quang giới thiệu có diện tích 90m2, giá bán 2,4 tỷ đồng.

“Đất này mua xong phải xây lên 3 tầng theo quy hoạch, sau đó mới hoàn công và tách sổ hồng được. Chi phí mua đất, xây nhà tổng cộng khoảng gần 4 tỷ là ở được”, ông Quang nói.

Ông Quang cho biết, đất nền dự án và nhà phố xây sẵn ở khu vực quận 12 đều tăng mạnh từ giữa năm 2016. Đầu năm 2017, giá bất động sản ở khu vực này còn tăng mạnh hơn.

Người đàn ông lấy dẫn chứng, cuối năm 2015, nhà phố nằm trong hẻm ở phường Tân Chánh Hiệp (quận 12) có giá dao động từ 14-16 triệu đồng/m2 thì hiện nay giá khoảng 25-26 triệu đồng/m2, mức tăng tương đương với khoảng 80% sau hai năm. Đây có thể nói là mức tăng “đột biến” sau nhiều năm bất động sản bị “đóng băng” kéo dài.

gia bat dong san khu tay bac tp hcm tang chong mat
Một dự án ở phường Hiệp Thành, quận 12, mỗi căn nhà khi hoàn thiện tại dự án này có giá gần 4 tỷ đồng. Ảnh Đại Việt

Cũng như phường Tân Chánh Hiệp, phường Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, An Phú Đông hay Thới An, Hiệp Thành (quận 12) cũng có giá bất động sản tăng rất mạnh.

Anh Nguyễn Văn Lộc (quê Đồng Nai) cho biết, anh mua căn nhà 60m2 ở phường Thạnh Lộc đầu năm 2016 với giá 900 triệu đồng. Cách đây vài ngày, nhiều người đã liên hệ với anh để mua lại căn nhà với giá hơn 1,3 tỷ đồng nhưng anh Lộc không bán.

Giá đất ở phường Thạnh Xuân, An Phú Đông, Thới An hay Hiệp Thành hiện nay không có giá dưới 20 triệu/m2 nếu là đất hẻm rộng 5m trở lên, ô tô vào tận nhà. Trong khi đó, vào cuối năm 2015, đất ở những khu vực này chỉ có giá từ 12-13 triệu đồng/m2.

Đất Hóc Môn, Củ Chi cũng tăng mạnh

Không chỉ quận 12 là “điểm nóng” về đất đai mà giá bất động sản tại huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi cũng tăng mạnh.

Dọc các tuyến đường tại thị trấn Hóc Môn hay thị trấn Củ Chi, ta dễ dàng bắt gặp các tấm bảng môi giới nhà đất nằm “chi chit” trên đường. Khi chúng tôi liên hệ, nhiều người môi giới không có nhà vì “bận” dẫn khách đi coi đất.

gia bat dong san khu tay bac tp hcm tang chong mat
Dịch vụ môi giới nhà đất ở huyện Củ Chi và Hóc Môn mọc lên như "nấm". Ảnh Đại Việt

Bà Tư Hà, một “cò” đất trên đường Nguyễn Thị Lắng (huyện Củ Chi) cho biết, năm nay nhiều người ở trung tâm Thành phố đổ về mua đất. Đất vườn có một phần diện tích thổ cư được nhiều người ưa chuộng vì có thể xây nhà và trồng cây ăn trái. Giá đất đắt hay rẻ tùy vào vị trí, đất nằm trên các trục đường nhựa và bê tông đều tăng khoảng 30% so với đầu năm 2016.

Chúng tôi tiếp tục gặp ông Hoàng, một người chuyên kinh doanh bất động sản ở huyện Củ Chi, ông Hoàng dẫn chúng tôi đến một lô đất ở xã Thái Mỹ có diện tích gần 1.100 m2, trong đó có 300 m2 thổ cư, phía trước là con đường trải đá rộng 6m. Ông Hoàng báo giá gần 3,2 tỷ đồng.

“Lấy lô đất này đi, tôi đảm bảo có tương lai lắm đó. Nó gần đường Hà Duy Phiên, cách cầu Rạch Tra có 500m, giáp quận 12. Sắp tới, đại lộ Ven sông Sài Gòn của dự án Thành phố Mới New City sẽ chạy qua đây nên giá đất còn tăng cao. Dự án Thành phố Mới cả tỷ đôla đó”, ông Hoàng quảng cáo.

gia bat dong san khu tay bac tp hcm tang chong mat
Một lô đất ở huyện Củ Chi được rao bán hơn 3 tỷ đồng. Ảnh Đại Việt

Tại huyện Hóc Môn, giá đất cũng “nóng” chưa từng thấy trong hai năm qua. Chạy quanh một vòng qua xã Thới Tam Thôn, xã Bà Điểm, xã Xuân Thới Thượng hay thị trấn Hóc Môn, chúng tôi nhận thấy giới buôn bán bất động sản tấp nập dẫn khách đi coi đất. Nhộn nhịp nhất vẫn là khu vực xã Bà Điểm do vị trí thuận lợi, từ đây qua quận Tân Bình, Tân Phú chỉ chừng 15 phút đi xe máy nên giá đất tăng rất mạnh. Giá đất dao động từ 18-22 triệu/m2 dành cho hẻm rộng trên 5m.

Đầu tư phải cẩn trọng

Anh Ngô Minh Đức ( quê Tây Ninh) cho biết, anh đang đi tìm mua một căn nhà tại quận 12 và huyện Hóc Môn để ở cùng gia đình. Tuy nhiên, những căn nhà nằm ở mặt tiền các con đường nhỏ cũng có giá khoảng trên dưới 4 tỷ đồng, với số tiền đó anh có thể mua một căn nhà khác có diện tích tương tự, hẻm ô tô vào được ở quận Gò Vấp hay Tân Bình. Anh Đức đang đi xem xét tình hình và khảo sát giá cả.

Chị Huỳnh Thị Bích Hạnh (ngụ quận 1) chia sẻ, bất động sản ở quận 12 hay huyện Hóc Môn đang có mức tăng mạnh nên chị đang tìm mua để đầu tư, còn ở huyện Củ Chi thì chị chưa nghĩ tới. Chị đang tìm mua những ngôi nhà dưới 2 tỷ đồng, bởi đây là mức giá phù hợp với túi tiền của nhiều người.

Theo đại diện Hiệp hội bất động sản TP HCM, việc khu vực Tây Bắc của Thành phố tăng giá mạnh không có gì là quá ngạc nhiên bởi cơ sở hạ tầng ở khu vực này đang dần được hoàn thiện, việc kết nối với trung tâm Thành phố và các tỉnh khác như Tây Ninh, Bình Dương, Long An hay Đồng Nai đều rất thuận tiện. Các tuyến đường chính như quốc lộ 1, quốc lộ 22, đường Trường Chinh, Nguyễn Oanh hay Lê Đức Thọ… đang thúc đẩy sự phát triển của khu vực Tây Bắc TP HCM.

Ngoài ra, các dự án tương lai như tuyến Metro số 2 Bến Thành – Bến xe An Sương (Hóc Môn) hay tuyến Metro số 4 Đại lộ Nguyễn Văn Linh – cầu Bến Cát, Thạnh Xuân (quận 12) cũng là một phần nguyên nhân đẩy giá bất động sản của khu vực này lên cao.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP HCM nhận định, giới đầu tư và người dân cũng cần cẩn trọng với các thông tin “siêu dự án”, bởi việc đi từ đề xuất đến thực hiện, triển khai dự án là cả một vấn đề. Việc chạy đua đầu tư bất động sản theo thông tin chỉ làm lợi cho những người môi giới đất đai hay “cò” đất. Người đầu tư có thể chịu thiệt hại nặng nề nếu các siêu dự án chỉ nằm trên giấy. Tại Việt Nam, nhiều khu đô thị được xây dựng hoành tráng đã phải bỏ hoang vì các “siêu dự án” chỉ dừng lại ở việc đề xuất hoặc không khả thi khi triển khai.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.