Giá cước 5G sẽ tương đương 4G mặc dù tốc độ nhanh gấp 10 lần

Độ trễ thấp, khả năng triển khai Internet vạn vật là những ưu điểm vượt trội của 5G. Công nghệ này đang được ứng dụng trong các trò chơi và ứng dụng tương tác thực tế ảo, được thử nghiệm nhằm hỗ trợ điều khiển ô tô tự lái hay ứng dụng trong dịch vụ y tế từ xa.
Thực tế ảo, ô tô tự lái, dịch vụ y tế từ xa lên ngôi nhờ công nghệ 5G - Ảnh 1.

Tốc độ sử dụng 5G. (Ảnh: Tinhte.vn).

Những ứng dụng của 5G trong đời sống

Hiện nay, cả ba nhà mạng lớn tại Việt Nam gồm Viettel, VinaPhone, MobiFone đều đã triển khai mạng 5G tại Hà Nội và TP HCM, với tốc độ cao hơn 10 lần so với 4G. Theo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 5G không chỉ được kì vọng về tốc độ Internet nhanh hơn trên các thiết bị di động mà còn hứa hẹn mang lại nhiều tiện ích khác cho đời sống.

Với độ trễ thấp, khả năng triển khai IoT (Internet vạn vật),... 5G đang được ứng dụng trong các trò chơi và ứng dụng tương tác thực tế ảo, được thử nghiệm nhằm hỗ trợ điều khiển ô tô tự lái, làm cho việc đi lại hiệu quả và an toàn hơn, hay ứng dụng trong dịch vụ y tế từ xa, cho phép bác sĩ thực hiện các ca phẫu thuật từ xa bằng cánh tay robot với độ chính xác đến từng milimet.

Tại buổi Tọa đàm “5G đem đến cơ hội gì cho Việt Nam?” tổ chức hôm 17/12, ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), cho biết sau khi các doanh nghiệp thử nghiệm thương mại 5G, họ sẽ phải gửi báo cáo đánh giá về tính kĩ thuật, khả năng thương mại, nhu cầu thị trường, khả năng kinh doanh trong tương lai để cơ quan quản lí nhà nước, cụ thể là Bộ TT&TT hoàn thiện các cơ sở pháp lí.

Theo đó, việc triển khai 5G tại Việt Nam phụ thuộc vào nhu cầu thị trường nên có thể không được phủ sóng rộng khắp toàn quốc mà chỉ ở một vài điểm là Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM.

Bên cạnh đó, 5G cũng có thể được triển khai ở các khu công nghiệp, những nơi có nhu cầu thiết kế, vận hành, xây lắp các nhà máy thông minh, Bộ TT&TT kì vọng sẽ sớm triển khai dịch vụ này ngay trong năm 2021.

Tốc độ download 5G nhanh hơn 4G, nhưng giá không đổi

Cũng tại buổi Tọa đàm, nhà mạng VinaPhone đã tiết lộ rằng qua thử nghiệm mạng 5G của hãng cho tốc độ tải về đường xuống (download) nhanh gấp 10 lần, còn độ trễ giảm đi 10 lần so với mạng 4G. Đối với MobiFone, ở điều kiện tiêu chuẩn, tốc độ download đạt khoảng 1,3 Gbps. Còn tốc độ trung bình trên thực tế của Viettel hiện đạt khoảng 500 - 600 Mbps.

Nhìn chung, trong các đợt thử nghiệm thương mại của các nhà mạng đang được triển khai tại Hà Nội và TP HCM, người dùng không cần phải đổi SIM để sử dụng 5G. Thay vào đó, chỉ cần sở hữu điện thoại có khả năng kết nối 5G là có thể sử dụng mạng này.

Về vấn đề thương mại khi triển khai 5G, các chuyên gia cho rằng điều này còn phụ thuộc vào yếu tố thời điểm, chính sách gói cước, chi phí tần số... nên vẫn cần thời gian để tính toán nhằm tìm ra giải pháp thương mại cho 5G. Tuy nhiên, về cước phí, các gói cước di động 5G sẽ tương đương với mạng 4G.

Nhiều đại biểu tham dự tọa đàm đều đồng ý rằng việc làm chủ thiết bị 5G có ý nghĩa chiến lược quốc gia và Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới có thể sản xuất thiết bị 5G. Về hạ tầng viễn thông, hạ tầng tần số làm nền tảng nền kinh tế đang dần dịch chuyển trở thành hạ tầng nền tảng quốc gia quan trọng.

Việc triển khai 5G tại Việt Nam đang trên đà phát triển khi các doanh nghiệp điện tử viễn thông Việt Nam chủ động sản xuất các thiết bị thông tin, hạ tầng viễn thông, trong khi trước đây nước ta phải đi mua từ nước ngoài. Đây là một bước tiến quan trọng để vừa phát triển kinh tế - xã hội vừa đảm bảo tốt về an ninh - quốc phòng.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.