Bảo mật 5G đòi hỏi sự hợp tác về tiêu chuẩn, thiết bị và việc triển khai

Đó là chia sẻ của ông David Soldani, Chuyên gia về an ninh mạng của Huawei khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong việc bảo mật 5G đón đầu xu hướng tất yếu của chuyển đổi số quốc gia.

Theo ông Soldani, trong quá trình chuyển đổi số, việc thiết lập một môi trường an toàn và lành mạnh để chính phủ, doanh nghiệp, cũng như người dân sử dụng có vai trò hết sức quan trọng.

Mạng 5G dự kiến sẽ cung cấp kết nối độ trễ thấp đáng tin cậy để điều khiển từ xa và điều khiển thông minh các phương tiện không người lái trên mặt đất và trên không, nền tảng robot và cơ sở hạ tầng quan trọng, chẳng hạn như điện, nước, khí đốt, cảng, giao thông... Do đó, bất kỳ sự cố hệ thống 5G nào có thể xảy ra đều gây tác hại nghiêm trọng.

Bảo mật 5G đòi hỏi sự hợp tác về tiêu chuẩn, thiết bị và việc triển khai - Ảnh 1.

Bảo mật 5G cần sự chung tay của nhiều tổ chức. (Ảnh: Thùy Dương).

"Để giảm thiểu các rủi ro an ninh mạng liên quan, các nhà cung cấp phải ưu tiên an ninh mạng một cách đầy đủ, cụ thể. Song song đó, các nhà khai thác viễn thông có trách nhiệm đánh giá rủi ro và thực hiện các biện pháp thích hợp để đảm bảo tuân thủ, bảo mật và khả năng phục hồi mạng lưới khi có sự cố", ông Soldani nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, các tổ chức phát triển tiêu chuẩn hóa phải đảm bảo có các thông số kỹ thuật/tiêu chuẩn phù hợp để đảm bảo an ninh và thực hành tốt nhất, chẳng hạn như Chương trình đảm bảo an ninh thiết bị mạng của GSMA (NESAS) là một ví dụ.

Đến thời điểm hiện tại, mạng 5G của Việt Nam đang được 3 nhà mạng MobiFone, VinaPhone và Viettel thử nghiệm thương mại đến người dùng tại TP.HCM và Hà Nội. Lộ trình trong 2021 sẽ phủ sóng tại các tỉnh thành phát triển sau khi được cấp phép.

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.