Giá heo hơi sẽ giảm nhiệt trong vài ngày tới khi bước vào tháng 7 âm lịch (Ảnh: Ngọc Dương) |
Giá heo hơi tại khu vực phía bắc hiện ở mức 54.000 - 55.000 đồng/kg, giảm nhẹ so với vài ngày trước. Giá heo hơi tại phía nam tiếp tục tăng 2.000 - 3.000 đồng/kg, đạt mức bình quân 51.000 - 52.000 đồng/kg.
Giá heo hơi cao nên giá ngoài chợ, trong siêu thị cũng tăng rất mạnh. Tại TP.HCM, sườn già giá từ 92.000 - 95.000 đồng/kg; thịt nạc đùi 100.000 - 110.000 đồng/kg, thịt vai 91.000 - 94.000 đồng/kg; thịt cốt lết 95.000 - 98.000 đồng/kg… gần bằng giá thịt heo thời điểm sốt giá hồi năm 2016.
Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, khoảng 2 tuần gần đây giá heo vẫn trong xu hướng tăng, thương lái đi tìm mua nhiều.
Đáng nói là giá tăng liên tục trong khi nguồn cung không hề khan hiếm. Theo ông Võ Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, nguồn cung từ các trang trại và doanh nghiệp (DN) vẫn ổn định.
Nghĩa là lượng heo về TP.HCM hằng ngày vẫn ở mức cao. Lý giải về tình trạng sốt giá, ông Đoán cho rằng hiện tượng này có thật nhưng chỉ xảy ra cục bộ ở một số địa phương mà ngành chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm ưu thế.
Trước đó giá heo giảm mạnh quá, người dân “treo” chuồng nên ảnh hưởng đến nguồn cung hiện tại.
Cho rằng “mức giá hiện nay cao dữ lắm”, nhưng ông Lê Xuân Huy, Phó tổng giám đốc Công ty CP VN, cũng dự báo giá ít có khả năng tăng thêm.
Đại diện lò mổ An Hạ (TP.HCM) xác nhận: Thương lái báo nguồn cung không được phong phú như trước, giá phổ biến 51.000 - 52.000 đồng/kg, cá biệt lên tới 53.000 đồng/kg. Tuy giá cao nhưng lượng heo qua lò vẫn ổn định ở mức 1.500 con/ngày.
Theo các chuyên gia, giá heo tăng có thêm yếu tố khách quan do thời tiết mưa bão, lũ lụt ở các tỉnh phía bắc.
Khu vực này chăn nuôi không phát triển mạnh bằng các tỉnh miền Đông Nam bộ, nên khi gặp thời tiết bất lợi đẩy giá heo mạnh.
Sự chênh lệch giá ở các tỉnh phía bắc và miền Nam có khi lên đến gần 10.000 đồng/kg.
Điều này tạo tâm lý “găm” hàng chờ giá đối với các hộ chăn nuôi ở các tỉnh phía nam, nên góp phần khiến giá heo hơi ở các tỉnh phía nam hai tuần qua có xu hướng tăng.
Thực tế, mức 56.000 đồng/kg heo hơi ở các tỉnh phía bắc được xem là mức giá cao kỷ lục trong nhiều năm qua.
Còn so với năm 2017, giá thịt heo ở thời điểm này đã tăng gấp đôi. Bộ NN-PTNT đã phải ra văn bản gửi đến lãnh đạo các địa phương thông tin thường xuyên và đầy đủ về giá cả, nguồn cung thịt heo để người nuôi và thương lái cùng có trách nhiệm ổn định thị trường.
Khuyến cáo người chăn nuôi, thương lái không đẩy giá heo hơi vượt ngưỡng 50.000 đồng/kg; xuất bán đúng tuổi, đúng khối lượng; không đầu cơ, găm hàng...
Theo ông Lê Xuân Huy, nay đã bước sang tháng 7 âm lịch - mùa mà nhiều người dân VN ăn chay. Điều này sẽ giảm áp lực sức cầu thịt heo trên thị trường và heo hơi có khả năng tăng giá.
Những người trong ngành cho biết, nếu so với các nước trong khu vực và mặt bằng chung của thế giới như: Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ… dao động ở mức tương đương 40.000 - 44.000 đồng/kg, giá heo VN thuộc loại cao.
Điều này khiến nhiều người tin rằng giá heo hơi của VN sẽ khó có thể tăng thêm. Vì nếu tăng cao nữa, người tiêu dùng sẽ chuyển qua các loại thực phẩm thay thế khác như: bò, gà, cá…
Nguyên nhân thứ hai quan trọng hơn chính là việc các nhà nhập khẩu sẽ đẩy mạnh nhập hàng giá rẻ về cung cấp cho thịt trường nội địa.
Điều này thực tế đã xảy ra gần đây. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy lượng thịt heo nhập khẩu trong nửa đầu năm nay đạt gần 20.000 tấn so với con số 33.000 tấn của cả năm 2017.
Giá thịt heo nhập bình quân chỉ 1,13 USD/kg, tương đương 26.000 đồng/kg.
Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Xuân Dương cho rằng: Vấn đề hiện nay là các địa phương phải theo dõi, cập nhật và công khai thường xuyên số liệu đàn để người chăn nuôi, doanh nghiệp nắm nhằm tránh tăng đàn ồ ạt.
Mức giá 50.000 đồng/kg là mức giá tốt để người chăn nuôi có lãi và không xảy ra những biến động lớn.
Đó là khuyến nghị được đưa ra tại hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo “Tiêu chuẩn Quốc gia: Thịt mát - yêu cầu kỹ thuật” do Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD) thuộc Bộ NN-PTNT tổ chức ngày 10.8.
VN hiện là một trong số ít các quốc gia trên thế giới còn thói quen sử dụng thịt ngay sau giết mổ hay còn gọi là thịt nóng hoặc ấm (warm meat).
Loại thịt này bị giảm chất lượng do không kìm hãm được hoạt động của vi sinh vật, enzyme và rất dễ nhiễm khuẩn E Coli, Salmonella - gây bệnh thương hàn.
Theo dự thảo thịt “mát” về quy trình kỹ thuật heo sau khi được giết mổ làm sạch được đưa vào kho lạnh để hạ nhiệt độ thân thịt còn từ 0 - 4 độ C trong 16 - 24 giờ để đảm bảo quá trình sinh hóa.
Sau đó thân thịt được pha lóc, sơ chế trong nhiệt độ không quá 7 độ C. Quá trình vận chuyển, bảo quản, bày bán cũng trong điều kiện từ 0 - 4 độ C.
Tiêu thụ thịt mát là xu hướng phát triển của ngành công nghiệp giết mổ, góp phần giữ nguyên chất lượng tươi ngon từ 7 - 15 ngày.
Dự thảo sẽ được Bộ NN-PTNT hoàn thiện, gửi Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ Khoa học - Công nghệ) thẩm định, sau đó sẽ hoàn thiện để chính thức ban hành, dự kiến vào cuối tháng 9.
Mô hình nuôi lợn không chất thải tại Bạc Liêu
Tại Hợp tác xã kinh tế Xanh, Bạc Liêu, chất thải từ nuôi lợn được chuyển thành biogas chạy máy phát điện, phục vụ trang ... |
Heo trong nước giá cao, năng suất thấp
Hơn hai tháng trở lại đây, giá heo hơi trong nước liên tục tăng và hiện lên mức thuộc tốp đầu thế giới. Theo số ... |
Thịt heo nhập khẩu vào Việt Nam chỉ… 35.000 đồng/kg
Việt Nam đã chi hơn 216 triệu USD để nhập khẩu gần 140.000 tấn thịt và các sản phẩm từ thịt trong 6 tháng đầu ... |