Cụ thể việc điều chỉnh giá phát điện đối với nhà máy nhiệt điện than, mức trần của khung giá phát điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, chi phí cảng biển và cơ sở hạ tầng dùng chung).
Được áp dụng cho than nhập khẩu công suất tinh 1x600 MW là 1.896,05 đồng/kWh và mức trần của nhà máy điện chuẩn có công suất tinh 2x600MW là 1.677,02 đồng/kWh.
Theo Bộ Công Thương, các thông số nhiên liệu sử dụng tính toán giá phát điện năm 2019 gồm có suất tiêu hao nhiên liệu tinh ở mức tải 85% là 0,478 kg/kWh (công suất tinh 1x600MW), 0,474 kg/kWh (công suất tinh 2x600MW).
Đối với nhiệt trị than là 4.797 kcal/kg, giá than (chưa bao gồm thuế VAT và chi phí vận chuyển) là 1.737.978 đồng/tấn (than nhập khẩu) với tỉ giá đồng/USD là 23.350.
Tiếp đó, đối với nhà máy thủy điện, mức trần của khung giá điện (chưa bao gồm thuế tài nguyên nước, tiền phí dịch vụ môi trường rừng, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước và thuế giá trị gia tăng) là 1.110 đồng/kWh.
Được biết, năm 2018, khung giá phát điện đối với nhà máy nhiệt điện than (công suất tinh) dao động từ 1.597,22 đồng/kWh - 1.600,04 đồng/kWh; khung giá phát điện với thủy điện là 1.090 đồng/kWh. Giá trên chưa bao gồm các loại thuế, phí theo quy định)
Trước đó, trong buổi họp báo thường kì Bộ Công Thương, theo đó ông cho biết đã có đề xuất từ nay đến dip Tết, các mặt hàng thiết yếu sẽ đưa vào đúng giá thị trường ví dụ như xăng dầu.
Trả lời thay Cục điều tiết điện lực trong buổi họp báo thường kì Bộ Công Thương, trả lười câu hỏi về việc điều chỉnh giá điện năm 2019 sẽ như thế nào, ông Đỗ Thắng Hải chia sẻ: “Năm 2018 Bộ Công Thương đang thực hiện nghiêm túc về chỉ đạo của Chính phủ đó là không tăng giá điện, theo chỉ đạo ban điều hành giá, tuy nhiên năm 2019 chúng ta sẽ xem xét việc tăng giá điện nhưng tùy theo mức độ EVN và đúng giá thị trường”.
Ông Hải cũng cho biết chắc chắc đã có đề xuất từ nay đến dịp Tết, các mặt hàng thiết yếu sẽ được đưa vào đúng giá thị trường, ví dụ như xăng dầu.
Việc xem xét kĩ về chí phí phát sinh thực tế về việc sản xuất điện hiện nay ví dụ như việc chênh lệch về tỉ giá ngoại tệ về hợp đồng mua bán điện năm 2017 và 2018 và nhiều yếu tố khác sao cho phù hợp nhưng vẫn đúng theo chỉ đạo.
Chỉ đạo EVN rà soát chi phí sao cho cắt giảm tối đa chi phí, đảm bảo tính công khai và sẽ trình lên Chính phủ vào thời điểm thích hợp nhất.
Lý giải cho việc dự tính giá điện phải điều chỉnh tăng trong 2019, ông Hải cho hay, do tổng chi phí bị tăng lên năm 2018 và 2019 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khoảng 20.735 tỉ đồng.
Việc tăng ngần đấy tiền sẽ dẫn đến có thể phải xem xét điều chỉnh giá điện bán lẻ điện trong năm 2019 theo quy định tại Quyết định số 34/2017.
Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, tổng chi phí phát sinh nêu trên gồm cả năm 2018 và 2019, trong đó vào năm 2018 chi phí tăng thêm trong cơ cấu tính giá điện khoảng 5.483 tỉ đồng, gồm chênh lệch tỉ giá năm 2017 là 3.071 tỉ đồng, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước 502 tỉ và giá khí trong bao tiêu theo thị trường tăng thêm 1.910 tỉ.
Nhiệm vụ năm 2019, Bộ Công Thương có phương hướng cân đối về điện đó là nhu cầu điện năm 2019 dự kiến tăng khoảng 10,4% so với năm 2018, điện sản xuất và mua năm 2019 khoảng 232,5 tỉ kWh .
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải: ‘Sẽ đề xuất tăng giá điện theo đúng giá thị trường trong năm 2019’
Đây là ý kiến của Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải tại họp báo thường kì Bộ Công Thương, theo đó ông cho biết đã có ... |
Cách tính tiền điện, nước theo quy định mới cho người thuê nhà trọ
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về cách tính tiền điện, nước nhà trọ mà người thuê nhà cần biết ... |