Mới đây, trên mạng xã hội Facebook lan truyền hình ảnh và thông tin về một người có tên Facebook là Tuấn Kiệt - Giám đốc Minilab Tuan Kiet đăng hình ảnh chụp cùng hai con chim thuộc họ Hồng hoàng đã vặt lông rồi thui qua lửa với lời nhắn: “Có ai nhậu không, thiếu tay".
Hình ảnh Facebook mang tên Tuấn Kiện đăng ảnh chụp cùng hai con chim đã được vặt lông và thui. (Ảnh chụp màn hình). |
Ngay sau khi thông tin được đăng tải lên mạng xã hội đã nhận được nhiều ý kiến từ cộng đồng mạng. Phần lớn mọi người cho rằng, hành động ăn thịt loài chim quý hiếm là đáng lên án.
Một số khác cho rằng, con chim mà vị giám đốc cầm trên tay đó còn gọi là chim Phượng hoàng đất, là một loài chim quý thường sinh sống sâu trong rừng Vườn quốc gia Bù Gia Mập.
Do việc mất môi trường sống đang diễn ra cũng như bị săn bắn ở một số nơi (mỏ loài chim này đắt gấp 3 lần ngà voi - 6150USD/kg) nên Hồng hoàng được đánh giá là gần (cận) nguy cấp trong sách đỏ của IUCN.
Chim Cao cát thuộc họ Hồng Hoàng nhưng bé hơn chim Phượng hoàng đất nhiều. (Ảnh: Hội chim cảnh). |
Liên quan đến vấn đề trên, trao đổi với chúng tôi, một người có nhiều năm kinh nghiệm khi nuôi các dòng chim quý hiếm cho biết, qua hình ảnh chụp cùng vị giám đốc và con chim, hình dáng thì có thể khẳng định: “Đây là chim Cao cát,thuộc họ Hồng hoàng”.
“Đây là loài chim sinh sống trong rừng, cũng là loài chim hiếm nhưng không thuộc dạng quý hiếm”, vị này thông tin.
Người có nhiều năm kinh nghiệm khi nuôi các dòng chim quý hiếm cũng lên án hành động giết thịt các loại chim quý hiếm.
Chim Cao Cát có chiều dài của loài chim này khoàng từ 43 đến 45 cm và có một hình dạng rất nặng nề, mỏ của chúng cấu tạo thật kỳ lạ, nó to và lớn và có một phần đắp thêm phía trên mỏ,gọi là mỏ sừng, cặp mắt màu đen và có viền trắng lớn chung quanh, trên lưng và ngực có mầu xanh đen, phần dưới bụng và mặt dưới đuôi có mầu trắng. Trọng lượng của chúng có thể từ 1,2 đến 1,5 kg. |
Hồng hoàng hay Phượng hoàng đất (danh pháp hai phần: Buceros bicornis) là thành viên to lớn nhất trong họ Hồng hoàng (Bucerotidae). Hồng hoàng sinh sống trong các khu rừng của Ấn Độ, Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc. Kích thước to lớn và màu sắc đầy ấn tượng đã góp phần làm cho chúng trở thành một phần trong văn hóa và nghi lễ của một số các bộ lạc địa phương. Hồng hoàng sống khá thọ với tuổi thọ đạt tới 50 năm trong điều kiện nuôi nhốt. |
Hà Tĩnh: Truy tìm nhóm người giết khỉ, quay trực tiếp lên Facebook
Ông Hoàng Quốc Huấn, Chi cục trưởng Cục Kiểm Lâm Hà Tĩnh cho biết, ông đã chỉ đạo các Hạt kiểm lâm vào cuộc xác ... |