Giáo viên chấm thi THPT quốc gia tiết lộ bí quyết giành trọn 3 điểm phần đọc hiểu môn Văn

Ths. Phan Trắc Thúc Định, người từng giảng dạy và chấm thi nhiều năm qua các kì thi THPT quốc gia môn Ngữ văn, đưa ra những bí quyết giúp đạt điểm tuyệt đối phần đọc hiểu môn Ngữ văn.
thac si cham thi thpt quoc gia tiet lo bi quyet gianh tron 3 diem phan doc hieu mon van Giải chi tiết đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Vật lí THPT chuyên Quốc học Huế
thac si cham thi thpt quoc gia tiet lo bi quyet gianh tron 3 diem phan doc hieu mon van Đề thi thử THPT quốc gia năm 2018 môn Địa lý trường THPT TH Cao Nguyên
thac si cham thi thpt quoc gia tiet lo bi quyet gianh tron 3 diem phan doc hieu mon van Gợi ý giải chi tiết đề thi thử lần 1 môn Ngữ Văn sở GD&ĐT Cao Băng

Trong đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn 2018 tỷ lệ điểm phần đọc hiểu chỉ chiếm 30% tổng số điểm bài làm. Nhằm giúp các học sinh (HS) đang gấp rút ôn luyện với mong muốn đạt được kết quả cao nhất phần đọc hiểu.

Ths. Phan Trắc Thúc Định (giáo viên Trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội, từng giảng dạy và chấm thi nhiều năm qua các kì thi THPT quốc gia môn Ngữ văn) đã đưa ra những bí quyết giúp đạt điểm tuyệt đối phần đọc hiểu môn Ngữ văn trong kì thi THPT quốc gia.

1. Một số yêu cầu với phần đọc hiểu năm 2018

Theo như đề thi minh họa năm 2018 của Bộ GD-ĐT giúp cho học sinh (HS) tham khảo và làm quen, thì phần đọc hiểu không có gì khác so với đề thi chính thức năm 2017. HS sẽ được tiếp cận với một văn bản đọc hiểu chưa được học hoặc không có trong sách giáo khoa Ngữ văn, với 4 câu hỏi nhỏ và đạt tổng điểm là 3.0 điểm.

Song để phù hợp với thời gian và trình độ học sinh lớp 12 nên đề thường cho các văn bản, đoạn trích có độ dài vừa phải, khoảng 150-300 từ. Đề tài của văn học rất đa dạng nhưng nội dung văn bản đọc hiểu thường đề cập tới những vấn đề gần gũi có ý nghĩa giáo dục, tư tưởng đạo lý, mang tính thời sự cao và thường là các vấn đề đặt ra với giới trẻ.

Kiểu văn bản trong phần đọc hiểu có thể là văn bản văn bản văn học hoặc văn bản khoa học (lịch sử, địa lí, khoa học tự nhiên…) hoặc là các bài viết về thời sự, chính trị, văn hóa… lấy từ các phương tiện truyền thông (báo chí, truyền hình, mạng xã hội).

Độ phức tạp được xác định là tương đương với các văn bản mà học sinh đã được học chính thức ở chương trình lớp 11, lớp 12, cụ thể là tương đương về nội dung, kiểu loại lẫn mức độ phức tạp của câu hỏi.

Yêu cầu cần đạt trong phần đọc hiểu được chia theo 3 mức: nhận biết, thông hiểu và vận dụng.

- Mức độ nhận biết: Câu hỏi nhận biết thường là 1 câu, số điểm thường là 0,5 điểm. Nội dung câu hỏi thường yêu cầu HS xác định phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, thể loại, thao tác lập luận, các biện pháp tu từ, cách thức liên kết hoặc chỉ ra, tìm được các chi tiết, hình ảnh, thông tin nổi bật có trong đoạn trích... Ví dụ như đề thi năm 2017 là câu 1: “Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích”.

- Mức độ thông hiểu: Câu hỏi thông hiểu thường có 2 câu trong đề, có độ khó hơn câu hỏi nhận biết nên điểm mỗi câu thường từ 0,5 – 1,0 điểm, tùy vào độ khó của từng câu. Nội dung câu hỏi thông hiểu thường hỏi HS hiểu về câu thơ/câu văn, đoạn văn, hoặc toàn bộ nội dung văn bản.

Có nghĩa HS đi trả lời cho các câu hỏi: Là gì? tại sao? thế nào? HS phải thông hiểu nắm được bản chất của sự vật, hiện tượng, khái quát chủ đề chính, ý nghĩa tác dụng của thể loại, phương thức biểu đạt, hình ảnh, biện pháp tu từ... Ví dụ như trong đề thi năm 2017 là ở câu 2: “Theo tác giả, thấu cảm là gì?”; câu 4 “Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm? Vì sao?”

- Mức độ vận dụng: Yêu cầu HS đưa ra nhận xét đánh giá (Ví dụ như đề năm 2017 là câu 3: “Nhận xét về hành vi của cậu bé ba tuổi, cô gái có bạn bị ốm, cậu bé Bồ Đào Nha được nhắc đến trong đoạn trích”); hoặc yêu cầu HS rút ra thông điệp, bài học, nêu suy nghĩ nhận thức về bài học mà người viết gửi gắm qua đoạn trích văn bản (Ví dụ như câu 4 của đề minh họa 2018: “Anh/chị có đồng tình với quan niệm: trên con đường thành công của mình, mỗi người cần học cách chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có? Vì sao?”

thac si cham thi thpt quoc gia tiet lo bi quyet gianh tron 3 diem phan doc hieu mon van
Ths. Phan Trắc Thúc Định, giáo viên Trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội

2. Những bước để đạt điểm tuyệt đối phần đọc hiểu

Để giúp HS hiểu cách làm bài đọc hiểu đạt điểm số cao nhất, chúng tôi xin đưa ra các gợi ý cụ thể giúp các em đạt điểm số cao nhất. Trước khi làm 1 đề đọc hiểu cụ thể, chúng ta cần chú ý các thao tác đơn giản, nhưng tuyệt đối không được bỏ qua như sau:

a. Đọc kỹ văn bản, câu hỏi và gạch vào đề những câu khái quát nội dung; gạch những ý hỏi trọng tâm, cơ bản:

HS thường chủ quan cho việc đọc và gạch chân các “từ khóa” trong đề nên thường đọc vội, qua loa dẫn đến hiểu sai,làm thiếu ý, sai ý hỏi của đề. Vậy HS cần đọc kĩ, đọc đi đọc lại để hiểu văn bản; trong khi đọc cần chú ý đến nội dung bố cục, những câu hỏi, những từ ngữ quan trọng (gạch chân hoặc đánh dấu vào những chi tiết, câu hỏi ấy ấy); thậm chí chú ý cả nguồn trích dẫn, nhan đề/tiêu đề văn bản…

Ví dụ như trong đề minh học 2018 câu 1 đọc hiểu có hỏi “Phương thức biểu đạt chính của văn bản”. HS cần gạch chân cụm từ “phương thức biểu đạt chính”; có nghĩa là đoạn văn có thể có nhiều phương thức, nhưng đề chỉ hỏi “phương thức biểu đạt chính” nên chúng ta chỉ đưa ra 1 đáp án duy nhất là phương thức nghị luận/ nghị luận mới phù hợp.

b. Viết rõ ràng, ngắn gọn, "hỏi gì đáp nấy”, đúng trọng tâm của đề yêu cầu:

Theo kinh nghiệm chấm thi nhiều năm chúng tôi nhận thấy nhiều HS thường trả lời lan man, dài dòng và không sát vào ý hỏi của đề bài. Lí do là các em chưa đọc kĩ và xác định sai yêu cầu đề; đặc biệt kiến thức và phương pháp ôn luyện cho phần đọc hiểu này chưa tốt.

Để khắc phục điều này thì HS cần hiểu được 3 mức độ các câu hỏi của đề đọc hiểu: nhận biết, thông hiểu, vận dụng là ở những câu nào, và có cách làm phù hợ. Như đã trình bày ở trên thì câu hỏi nhận biết thường dễ; nhưng câu hỏi thông hiểu và vận dụng yêu cầu HS tư duy suy nghĩ lựa chọn và diễn đạt sao cho đủ ý, đúng ý.

Học sinh không nên gạch đầu dòng các ý trả lời mà nên viết mỗi ý trong câu hỏi thành các đoạn văn nhỏ, hoàn chỉnh, có tính lập luận lí giải chặt chẽ. Ví dụ như trong đề minh họa năm 2018 có câu hỏi số 2: “Theo tác giả, vì sao đừng giữ thái độ cầu toàn trong mọi sự?”; nhiều HS sẽ dễ nhầm sang ý hỏi là “theo bản thân mình hiểu, mình đưa ra lí giải vì sao” (có nghĩa không liên quan đến cách lí giải của tác giả).

Do vậy, HS có thể đưa ra lí giải của bản thân rất hay, rất dài nhưng lại không được điểm. HS nên đọc kĩ đề hỏi, tìm kĩ trên văn bản đọc hiểu để thấy “tác giả” lí giải “đừng giữ thái độ cầu toàn trong mọi sự” vì:

+ Sự trưởng thành của con người luôn song hành cùng những vấp ngã và sai lầm.

+ Mọi trải nghiệm đều đem lại cho ta những bài học quý giá nếu ta biết trân trọng nó.

c. Làm từ dễ đến khó:

Mức độ phân hóa của đề có ngay trong phần đọc hiểu, có nghĩa là có những câu dễ, và có những câu khó, thậm chí rất khó. Chính vì vậy, HS nên làm các câu dễ trước, để lại các câu khó và khi có thời gian suy nghĩ quay lại hoàn chỉnh. Chúng ta không nên bỏ, để trắng, không làm bất kì câu hỏi đọc hiểu nào; nên cố gắng tư duy suy luận theo ý hiểu của mình để đưa ra đáp án.

Ví dụ như câu 4 của đề minh họa 2018: “Anh/chị có đồng tình với quan niệm: Trên con đường thành công của mình, mỗi người cần học cách chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có? Vì sao?”.

Đây là dạng câu hỏi mở, HS có thể chọn đồng tình, hoặc không đồng tình, hoặc kết hợp cả vừa có ý đồng tình, vừa có ý phản bác. Nhưng điều quan trọng là dù đưa ra đáp án nào chúng ta cũng phải đưa ra được lí giải “vì sao” mình lựa chọn đáp án ấy.

3. Phương pháp ôn luyện với phần đọc hiểu

HS nên sử dụng thời gian ôn luyện môn Văn và phần đọc hiểu hợp lí. Phần đọc hiểu chiếm 3,0 điểm trong bài thi – số điểm này quả không phải nhỏ, nhưng cũng là phần HS dễ chinh phục điểm số cao nhất. Theo kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, tôi xin rút ra cho các em HS 1 số cách thức ôn luyện với phần đọc hiểu như sau:

a. HS nên hệ thống bảng, sơ đồ tư duy tất cả các câu hỏi, dạng hỏi với phần đọc hiểu để nắm chắc kiến thức.

b. Tận dụng thời gian ôn tập trên lớp với GV và các bạn; không hiểu gì hỏi thầy cô lí giải ngay.

c. Cần sưu tầm và tự giải nhiều đề đọc hiểu, tiếp cận với các câu hỏi mới... HS không nên đọc đáp án trước, mà nên tư duy tự trả lời, sau đó so sánh đáp án sau.

d. Rèn kĩ năng viết bài rõ ràng, mạch lạc, không lan man, sát ý hỏi, không bỏ ý...

Trên đây là 1 số gợi ý, chia sẻ bí quyết ôn thi phần Đọc hiểu đạt hiệu quả. Chúc các em ôn luyện và đạt được điểm cao tại kì thi THPT quốc gia.

thac si cham thi thpt quoc gia tiet lo bi quyet gianh tron 3 diem phan doc hieu mon van Đề thi thử THPT quốc gia năm 2018 môn Địa lý trường THPT TH Cao Nguyên

Đề thi thử THPT quốc gia năm 2018 môn Địa lý trường THPT TH Cao Nguyên giúp các thí sinh có thể tham khảo để luyện ...

thac si cham thi thpt quoc gia tiet lo bi quyet gianh tron 3 diem phan doc hieu mon van Giải chi tiết đề thi thử môn Toán THPT quốc gia năm 2018 trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh

Giải chi tiết đề thi thử môn Toán THPT quốc gia năm 2018 trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh thí sinh tham khảo trước kì thi.

thac si cham thi thpt quoc gia tiet lo bi quyet gianh tron 3 diem phan doc hieu mon van Đề kiểm tra học kì 2 năm học 2017 - 2018 môn Địa lí Sở GD&ĐT Gia Lai

Sáng ngày 10/5, toàn bộ học sinh lớp 12 tại Gia Lai đã tiến hành làm Đề kiểm tra học kì 2 năm học 2017 ...

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.