Giáo viên không cần chạy đôn, chạy đáo học chứng chỉ ngoại ngữ

Giáo viên không cần quá lo lắng để phải tham gia vào trung tâm ngoại ngữ chưa đảm bảo hoặc học “cấp tốc” thì không thể đạt được chất lượng.

Năm 2015, Bộ Giáo dục và đạo tạo và Bộ Nội vụ đã ban hành các Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông.

Trong đó yêu cầu giáo viên cần phải có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học mới có thể thi công chức, nâng lương nên ngay sau khi các Thông tư liên tịch có hiệu lực khiến nhiều giáo viên đã tìm đến các trung tâm học cấp tốc để học và thi.

Trước thông tin này, ông Nguyễn Hồng Sơn - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên (Bộ GD&ĐT) khẳng định, những quy định về chứng chỉ ngoại ngữ và tin học là quy định của ngành giáo dục, đó là những quy chuẩn đối với giáo viên để xếp vào các hạng ngạch.

Ông Nguyễn Hồng Sơn cho biết thêm, trong các văn bản của Bộ cũng nói rất rõ là việc chưa đủ các tiêu chuẩn thì các giáo viên cần phải đi ôn, luyện, kiểm tra sát hạch lấy chứng chỉ ngoại ngữ và tin học.

giao vien khong can chay don chay dao hoc chung chi ngoai ngu
Giáo viên không cần chạy đôn, chạy đáo học chứng chỉ ngoại ngữ (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)

Nhiều giáo viên lo lắng rằng nếu không lấy chứng chỉ ngoại ngữ thì có thể trong một thời điểm nào sẽ không được bổ nhiệm đúng ngạch là đang từ hợp đồng thì không thể thi tuyển tiếp nhưng rõ ràng thời gian bảo lưu là 5 năm, vì vậy giáo viên không cần quá lo lắng mà chạy đôn, chạy đáo đi các nơi tìm học.

Tuy nhiên cũng có một số nơi hiểu không đúng hoặc một số nơi giáo viên cũng lo vội vàng thi lấy chứng chỉ ngay ở các trung tâm.

Việc này chúng tôi cũng đã có văn bản chỉ đạo là giáo viên thi ở đâu, địa điểm nào, trường Đại học nào có đủ năng lực về ngoại ngữ cũng như về công nghệ thông tin.

Ngoài ra cũng có những trường được phép tổ chức liên kết với các địa phương nếu như sở GD&ĐT đứng ra tổ chức chung cho giáo viên trên toàn địa bàn nhằm mục đích đảm bảo chất lượng”, ông Sơn nhấn mạnh.

Ông Sơn khẳng định: Hiện nay, Bộ đã chọn ra 10 cơ sở được phép cấp chứng chỉ tiếng Anh nên việc giáo viên đổ xô đi học khắp nơi và chất lượng không đảm bảo thì trường và Sở GD&ĐT địa phương đó phải bị nhắc nhở.

Bởi yếu tố chất lượng luôn được quan tâm hàng đầu trong giáo dục nên giáo viên không quá lo lắng để phải tham gia vào trung tâm nào đó mà chưa đảm bảo chất lượng hoặc học “cấp tốc” thì không thể đạt được chất lượng.

Còn việc học của giáo viên là thường xuyên và liên tục vì hàng năm giáo viên vẫn phải có lớp học để nâng cao năng lực vì tri thức nó thay đổi liên tục, ngoại ngữ, tin học cũng nằm trong vấn đề này.

Còn giáo viên nên đến địa điểm nào học và thi thì trường và Sở nên có những cái hướng dẫn cho họ. Nếu chúng ta không theo chỉ dẫn chung mà chúng ta cứ tự đi đến các trung tâm theo quảng cáo, theo sự mách bảo của bạn bè, thậm chí qua internet thì khó đảm bảo chất lượng”, ông Sơn lưu ý.

Bộ sẽ quản lí chất lượng liên kết cấp chứng chỉ ngoại ngữ như thế nào?

Theo Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ GD&ĐT đang chuẩn bị xây dựng các văn bản để hướng tới hình thành các trung tâm khảo thí quốc gia, kể cả công nghệ thông tin hay ngoại ngữ đều phải qua trung tâm khảo thí quốc gia, đảm nhiệm chung trên toàn quốc.

Có thể khảo thí độc lập, các đơn vị, giáo viên có nhu cầu về thi thì đến một điểm thi do trung tâm khảo thí quốc gia đảm nhiệm. Khi đó đề thi nằm trong ngân hàng câu hỏi của trung tâm khảo thí quốc gia, như vậy sẽ khách quan về đề thi.

Bên cạnh đó, giám khảo coi thi cũng là do trung tâm khảo thí quốc gia đào tạo, tuyển dụng và phân công về các điểm thi để lo các vấn đề coi thi cũng như là chấm thi. Và phần mềm chấm thi là qua mạng, thí sinh làm bài xong đứng dậy nhấn phím là biết được điểm của mình.

Như vậy, khó có thể thi hộ, thi giả hay như là cấp chứng chỉ giả được. Ngoài ra, Bộ cũng sẽ có văn bản gửi về các sở GD&ĐT để nhắc nhở các trường nên chọn nơi nào học để đảm bảo, còn chất lượng vẫn là thuộc về các trường Đại học.

Ngoài ra, Bộ vẫn thanh, kiểm tra thường xuyên và đột xuất, khi phát hiện ra những sai phạm thì có nhiều mức phạt khác nhau từ khiển trách đến cảnh cáo rồi đình chỉ hoạt động, yêu cầu thu hồi toàn bộ chứng chỉ đã cấp ra, trả lại tiền cho người học, người thi…

Tại buổi tọa đàm về “Vai trò các trường cao đẳng sư phạm trong những năm tới” do Hiệp hội các Trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam ngày 9/11 vừa qua, bà Nguyễn Thúy Hồng - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Quản lý cán bộ (Bộ GD&ĐT) khẳng định: “Theo Luật Viên chức, Bộ Giáo dục và đào tạo phối hợp cùng Bộ Nội vụ đã ban hành và thực thi có hiệu lực các Thông tư liên tịch về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp từ năm 2016. Vậy là từ năm 2016, khi tuyển giáo viên thì phải chấp hành đúng theo đúng các Thông tư liên lịch này. Có nghĩa là nếu giáo viên khi được tuyển dụng và bổ nhiệm vào hạng (trước gọi là “ngạch”, giờ gọi là “hạng”) thì ngoài bằng sư phạm phù hợp với cấp học để dạy thì giáo viên đó phải có 3 trình độ đi kèm. Thứ nhất, trình độ Ngoại ngữ (đối với người tốt nghiệp cao đẳng thì yêu cầu trình độ Ngoại ngữ bậc 2, đối với người tốt nghiệp Đại học thì yêu cầu trình độ Ngoại ngữ bậc 3. Thứ hai, trình độ Tin học. Thứ ba, về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Có nghĩa là, trước khi được bổ nhiệm thì người giáo viên đó phải nắm được mình có tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp gì? Nhiệm vụ ra sao? Yêu cầu về trình độ thế nào?...".
chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.