Gỡ vướng đầu tư hạ tầng giao thông tĩnh

Tại Kì họp thứ 9 vừa qua, HĐND TP Hà Nội Khóa XV đã thông qua một Nghị quyết có tính đột phá, cởi trói về cơ chế, chính sách, nhằm thu hút đầu tư cho lĩnh vực giao thông tĩnh. Tuy nhiên, nhiều DN vẫn bày tỏ mong muốn suất đầu tư hấp dẫn hơn nữa vào bến xe, bãi đỗ xe công cộng.

họp thứ 9, HĐND TP Hà Nội Khóa XV đã thông qua Nghị quyết “Ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác; áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải”. 

Đối với lĩnh vực đầu tư, khai thác các dự án giao thông tĩnh, có 3 nội dung được các DN quan tâm nhất. Đó là: Hỗ trợ tiền thuê đất; hỗ trợ vay vốn ưu đãi; quy định rõ về diện tích được phép kinh doanh thương mại đối với dự án.

avatar_1563779278521

Điểm trông giữ xe trên phố Giảng Võ. Ảnh: Hải Linh

Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Xuân Thanh thông tin, ngân sách TP sẽ hỗ trợ 100% tiền thuê đất trong 10 năm đầu kể từ khi phát sinh nghĩa vụ nộp tiền thuê đất (không bao gồm phần diện tích đất phục vụ kinh doanh dịch vụ, thương mại) đối với các dự án giao thông tĩnh. 

Riêng các dự án xã hội hóa, sau 10 năm đầu, sẽ được tiếp tục xem xét hỗ trợ tiền thuê đất. DN đầu tư vào giao thông tĩnh còn được vay vốn từ Quỹ đầu tư phát triển TP với lãi suất ưu đãi. 

Trường hợp sử dụng nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, được ngân sách TP hỗ trợ lãi suất vay theo hợp đồng tín dụng tối đa 50% lãi suất tiền vay đầu tư trong 5 năm đầu, cụ thể theo từng dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nghị quyết cũng khuyến khích các cá nhân, hộ gia đình có sở hữu nhà, quyền sử dụng đất hợp pháp trên địa bàn 4 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, đầu tư bãi đỗ xe ngầm, cao tầng phục vụ nhu cầu công cộng. Khi đầu tư sẽ được hưởng các cơ chế, chính sách khuyến khích như các dự án giao thông tĩnh thông thường.

Đặc biệt, các dự án bãi đỗ xe ngầm đầu tư theo hình thức xã hội hóa được phép sử dụng tối đa 30% tổng diện tích sàn xây dựng thuộc khu vực ngầm để khai thác dịch vụ, thương mại. 

Các dự án bến xe, điểm trung chuyển, trung tâm tiếp vận đầu tư theo hình thức xã hội hóa, được phép sử dụng tối đa 20% tổng diện tích đất của dự án theo quy hoạch để khai thác dịch vụ, thương mại.

UBND TP quy định, phê duyệt mức giá trần dịch vụ trông giữ xe, giá dịch vụ bến xe, giá trông giữ xe phù hợp với từng khu vực, quy mô và mức độ hiện đại của từng dự án, đối tượng nhằm đảm bảo thời gian thu hồi vốn hợp lý và đảm bảo an sinh xã hội.

Doanh nghiệp hưởng lợi

Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội Phạm Văn Đức chia sẻ: “Chính sách đã rất mở với các nhà đầu tư. Tạo điều kiện tối đa cho DN khi thực hiện các dự án giao thông tĩnh”. Ông Đức đánh giá cao nhất việc Nghị quyết mới cho phép các DN tiếp cận nguồn vốn vay lãi suất thấp từ Quỹ đầu tư của TP; hoặc TP sẽ hỗ trợ lãi suất cho DN nếu vay của các ngân hàng thương mại. 

“Trước đây các dự án giao thông tĩnh không nằm trong danh mục được vay vốn của Quỹ đầu tư TP. Mà tài sản để DN như chúng tôi thế chấp, vay vốn tại các ngân hàng thường rất khó được chấp nhận. Không vay được vốn, DN không thể triển khai được dự án. Do vậy, khơi thông nguồn vốn là động lực quan trọng nhất cho DN” – ông Đức bày tỏ.

Thạc sỹ Quản lý đô thị Phan Trường Thành nhìn nhận: “Tôi cho rằng việc cho phép sử dụng từ 20 - 30% diện tích sàn xây dựng để kinh doanh thương mại là “cứu cánh” vô cùng quan trọng đối với các dự án bãi đỗ xe ngầm, bến xe…”. Ông Thành lý giải, hiện chi phí xây dựng một sàn đỗ xe ngầm cao gấp 3 - 4 lần sàn nổi.

 Chi phí đầu tư quá lớn, nếu chỉ trông chờ vào nguồn thu từ trông giữ xe, DN sẽ mất vài chục năm mới thu hồi vốn. Đó là trở ngại chính khiến suất đầu tư bãi đỗ xe ngầm, bến xe “ế” khách. Thực tế cho thấy, nhiều năm qua Hà Nội không thể thu hút được đầu tư vào các hạng mục này vì DN lo ngại đọng vốn, tỷ suất lợi nhuận quá thấp.

Tuy nhiên, nhiều DN vẫn mong muốn sẽ có suất đầu tư hấp dẫn hơn nữa, nhờ sự hỗ trợ tối đa về chính sách từ TP. Ông Phạm Văn Đức dẫn chứng: “Nghị quyết mới cũng chỉ cho phép sử dụng 30% diện tích sàn xây dựng để kinh doanh thương mại, lại chỉ áp dụng với các dự án bãi đỗ ngầm, bến xe, điểm trung chuyển, tiếp vận. Nếu có thể áp dụng cả với các dự án giao thông tĩnh thông thường khác, theo tỷ lệ hợp lý, chắc chắn sẽ thu hút nhà đầu tư một cách toàn diện, mạnh mẽ hơn”.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.