Gợi ý cách thiết kế nhà ở có vách ngăn nhẹ và xu hướng không gian mở

Không gian mở kết hợp với vách ngăn nhẹ là xu hướng thiết kế nhà ở được nhiều người ưa chuộng trong vài năm trở lại đây. Bài viết sau sẽ giới thiệu cho bạn về một số cách thiết kế nhà ở có vách ngăn nhẹ và xu hướng không gian mở năm 2021.

Cách thiết kế nhà ở có vách ngăn nhẹ và xu hướng không gian mở

Để bạn có thể thiết kế cũng như lắp đặt vách ngăn nhẹ và xu hướng không gian mở, chúng ta hãy cùng lần lượt đi vào từng khái niệm để hiểu rõ hơn về cấu trúc nội thất này trong các phần dưới đây.

Hiểu đúng về không gian mở và tường ngăn nhẹ trong thiết kế nhà ở

Không gian mở trong kiến trúc nhà ở đề cập đến cách thiết kế gộp hay liên tiếp hai hoặc nhiều không gian chung với nhau để tạo ra một khoảng trống rộng hơn, gia tăng sự thoáng đãng và sáng sủa hơn cho căn nhà.

Gợi ý cách thiết kế nhà ở có vách ngăn nhẹ và xu hướng không gian mở - Ảnh 1.

Nguồn: Fairhaven Homes

Một số người cho rằng, không gian mở còn có nghĩa là tất cả các phòng đều thông với nhau và không có tường ngăn nhưng thực tế thì không phải vậy. Thiết kế theo phong cách không gian mở thường hướng tới việc mở rộng và kết nối các không gian chung lại với nhau như nhà bếp, phòng ăn và phòng khách. Các không gian như phòng tắm, phòng ngủ, phòng làm việc, phòng trẻ em,... vẫn có vách tường ngăn để đảm bảo tính riêng tư và sự khoa học trong thiết kế nhà ở.

Cách thiết kế nhà ở có vách ngăn nhẹ theo cấu trúc không gian mở

Tường ngăn trong không gian mở được thiết kế linh hoạt hơn những kiến trúc nội thất thông thường. Tùy vào vị trí và công năng của từng phòng mà chiều dày và thiết kế vách ngăn sẽ được gia giảm tương ứng. Ngoài vách bê tông dày hay vách gạch thường thấy, các căn nhà được thiết kế theo không gian mở có thêm các loại vách ngăn nhẹ làm từ khung gỗ, đá hoa cương, tre, kính,... để vừa tạo ra một không gian mở, vừa có thể tăng độ thẩm mỹ cho căn nhà.

Dưới đây là là một số gợi ý giúp bạn sắp đặt cùng thiết kế tường ngăn nhẹ theo không gian mở đẹp mắt và tinh tế:

Vách ngăn bằng gỗ 

Gợi ý cách thiết kế nhà ở có vách ngăn nhẹ và xu hướng không gian mở - Ảnh 2.

Nguồn: Housedesign

Trong hầu hết các thiết kế vách ngăn thì gỗ là vật liệu dễ tạo hình và trang trí cho không gian nhà ở nhất. Ngoài ra, loại vách ngăn này được xem là loại chất liệu có độ bền cao, dễ kết hợp với nhiều vật liệu khác nhau như kim loại, kính, vải,... nên rất được ưa chuộng khi làm vách ngăn nhẹ trong không gian mở.

Bạn có thể tận dụng các tấm ván gỗ dài, mỏng đặt song song và cách nhau một khoảng ngắn, hai đầu gỗ nối sàn và trần đã tạo ra vách ngăn giữa các phòng.

Vách ngăn bằng kính

Gợi ý cách thiết kế nhà ở có vách ngăn nhẹ và xu hướng không gian mở - Ảnh 3.

Nguồn: Housedesign

Với đặc tính cách âm, cách nhiệt và tận dụng được những nguồn ánh sáng sẵn có, vách ngăn bằng kính sẽ giúp bạn ngăn chia không gian phòng nhưng không làm che lấp tầm nhìn, đúng tiêu chí với thiết kế không gian mở.

Vách ngăn dạng bình phong

Bình phong là kiểu vách ngăn nhẹ được sử dụng nhiều trong các không gian mở. Thiết kế vách ngăn dạng bình phong ngăn không che khuất quá nhiều mà vẫn đảm bảo sự riêng tư cho bạn. Khi cần, bình phong có thể di chuyển dễ dàng để tạo không gian lớn hơn.

Gợi ý cách thiết kế nhà ở có vách ngăn nhẹ và xu hướng không gian mở - Ảnh 4.

Nguồn: Housedesign

Vách ngăn không gian từ rèm

Những chiếc rèm mềm mại không những có tác dụng giúp ngăn chia các khu vực không gian mà còn khiến cho ngôi nhà thêm phần duyên dáng. Nếu biết kết hợp màu sắc, vách ngăn nhẹ này sẽ giúp căn phòng của bạn luôn luôn tươi mới và thanh thoát. Bạn có thể sử dụng rèm vải, rèm lưới, rèm gỗ, rèm mành,… Tùy vào mục đích sử dụng cho không gian nào mà có những lựa chọn phù hợp.

Gợi ý cách thiết kế nhà ở có vách ngăn nhẹ và xu hướng không gian mở - Ảnh 5.

Nguồn: Housedesign

Vách CNC

CNC là mẫu vách ngăn nghệ thuật với những chi tiết hoa văn được khắc họa trực tiếp trên bề mặt vách, đem lại vẻ đẹp tinh tế và sang trọng cho không gian. Chất liệu thường gặp nhất là vách gỗ và vách kim loại. Bạn có thể sử dụng loại vách nhẹ này để ngăn cách phòng khách với phòng bếp hoặc vách cầu thang nhằm mục đích trang trí.

Gợi ý cách thiết kế nhà ở có vách ngăn nhẹ và xu hướng không gian mở - Ảnh 6.

Nguồn: Housedesign

Những điểm cần biết khi thiết kế nhà ở theo xu hướng không gian mở

Bất cứ cấu trúc nhà ở nào cũng có những ưu, nhược nhược điểm riêng mà chúng ta cần nắm rõ, bao gồm cả không gian mở. Dưới đây là một số ưu, nhược điểm của cấu trúc không gian mở khi áp dụng vào thiết kế nhà ở mà bạn nên nắm rõ:

Ưu điểm của một thiết kế không gian mở

Một số ưu điểm của không gian mở khi áp dụng trong thiết kế nội thất nhà ở sẽ là:

- Di chuyển giữa các không gian chung dễ dàng hơn: Không có cửa để đóng mở và không có tường ngăn cách, mọi người trong nhà có thể tự do di chuyển giữa các không gian chung mà không bị cản trở.

- Linh hoạt khi trang trí đồ nội thất: Không có tường ngăn, bạn có thể dễ dàng bố trí lại đồ đạc và phụ kiện theo các bố cục khác nhau.

Gợi ý cách thiết kế nhà ở có vách ngăn nhẹ và xu hướng không gian mở - Ảnh 7.

Nguồn: Happynest

- Tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc: Không có tường chắn, cửa ra vào hay khung cửa nghĩa là bạn sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian để chờ thi công căn nhà, thay vì phải chờ đợi như trước. Từ đó, bạn còn có thể để dành được một số tiền để trang trí và mua sắm cho căn nhà của mình.

- Tăng sự ấm cúng và liên kết mọi người trong gia đình: Không có tường, mọi người trong nhà có thể trò chuyện và nhìn thấy nhau. Ví dụ: Cha mẹ nấu ăn trong bếp hoặc dọn dẹp phòng ăn vẫn có thể dễ dàng giám sát trẻ trong phòng khách.

- Chia sẻ ánh sáng, gió và nhiệt năng trong phòng: Với những không gian chỉ có một phần là cửa sổ, ba mặt còn lại là tường nhà thì việc áp dụng không gian mở sẽ kiến ánh sáng tự nhiên chiếu vào nhiều không gian hơn, ánh đèn điện, gió, nhiệt năng cũng tương tự.

Gợi ý cách thiết kế nhà ở có vách ngăn nhẹ và xu hướng không gian mở - Ảnh 8.

Nguồn: Plantation Homes

- Không gian đa chức năng: Căn phòng sau khi được thiết kế theo không gian mở có thể được sử dụng như một phòng sinh hoạt chung của gia đình, một phòng giải trí, một văn phòng tại nhà hoặc một không gian giải trí tùy thuộc vào nhu cầu của người trang trí.

Nhược điểm khi ứng dụng thiết kế không gian mở

Ngoài những ưu điểm kể trên, không gian mở con có một số nhược điểm mà bạn cần lưu ý khi ứng dụng thiết kế này cho ngôi nhà và đó chính là:

- Tốn kém để làm ấm và làm mát: Không gian mở đòi hỏi bạn phải tiêu tốn nhiều năng lượng hơn để làm mát không khí trong mùa hè hoặc làm ấm trong mùa đông. Bạn có thể sẽ cần nhiều hơn một chiếc máy quạt, máy lạnh hay lò sưởi để tạo ra nhiệt độ phủ rộng đến khắp các góc gách trong căn phòng.

Gợi ý cách thiết kế nhà ở có vách ngăn nhẹ và xu hướng không gian mở - Ảnh 9.

Nguồn: Happynest

- Cách âm kém: Nếu không có tường ngăn để chặn tiếng ồn, những ngôi nhà theo thiết kế không gian mở có thể rất ồn ào hơn những căn bình thường khác

- Gây mất thẩm mỹ nếu phòng ốc không ngăn nắp: Chỉ cần vật dụng, đồ đạc trong một phòng bị bày biện không hợp lý cũng sẽ gây ảnh hưởng tới toàn bộ căn nhà. Ví dụ, khi phòng bếp không ngăn nắp, bạn sẽ thấy cả không gian phòng trở nên lộn xộn và tạo cảm giác khó chịu cho người nhìn.

- Thiếu sự riêng tư: Không gian mở rất thích hợp cho các hoạt động chung của gia đình, nhưng chúng khiến bạn khó tìm được không gian yên tĩnh để đọc sách hoặc làm việc.

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.