Gợi ý giải đề thi Ngữ văn vào lớp 10 THPT ở Hà Tĩnh

Đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT ở Hà Tĩnh được đánh giá là cơ bản, không quá khó và phổ điểm dao động ở mức 6 - 7 điểm sẽ nhiều. 
goi y giai de thi ngu van vao lop 10 thpt o ha tinh Gợi ý giải đề thi môn Ngữ văn lớp 10 chuyên KHTN
goi y giai de thi ngu van vao lop 10 thpt o ha tinh Thí sinh thở phào với đề Ngữ văn thi lớp 10 chuyên KHTN
goi y giai de thi ngu van vao lop 10 thpt o ha tinh Hàng nghìn thí sinh thi lớp 10 THPT chuyên KHTN trong ngày nắng gần 40 độ
goi y giai de thi ngu van vao lop 10 thpt o ha tinh Gợi ý giải đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 tại TP HCM
goi y giai de thi ngu van vao lop 10 thpt o ha tinh Hướng dẫn làm bài thi môn Ngữ văn lớp 10 chuyên ĐH Sư phạm

Ngày 6/6, các thí sinh lớp 9 ở Hà Tĩnh đã bước vào kỳ thi vào lớp 10 THPT năm 2017 môn Ngữ văn. Đề thi gồm 3 câu, thời gian làm bài là 90 phút.

Cô giáo Hoàng Thúy Hoa - Một giáo viên dạy môn Ngữ văn tại Hà Nội đã đưa ra gợi ý giải đề thi môn này để các em thí sinh có thể tham khảo.

goi y giai de thi ngu van vao lop 10 thpt o ha tinh
Cô giáo Hoàng Thúy Hoa - Một giáo viên dạy môn Ngữ văn tại Hà Nội . Ảnh: NVCC.

Sau đây là gợi ý giải đề:

Câu 1 (1 điểm): Chỉ ra các phép liên kết trong đoạn trích:

- Liên kết câu: Đoạn 1: câu 1 liên kết với câu 2 bởi phép thế: “Trong thời khắc như vây”.

- Liên kết đoạn: Đoạn 2 liên kết với đoạn 1 bới phép thế: Trong những hành trang ấy.

Ngoài ra, đoạn trích còn phép lặp gồm: Từ "thế kỷ" và "thiên niên kỷ" ở câu thứ 2 đều lặp lại ở câu thứ nhất.

Câu 2 (3 điểm): Bài viết đảm bảo các ý sau:

*. Hình thức: Đúng đoạn văn – không quá dài không quá ngắn so với quy định.

*. Nội dung:

- Giải thích: + Học : Là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại dưới nhiều hình thức... + Tự học: Là sự chủ động, tích cực , độc lập tìm hiểu kiến thức ,lĩnh hội thi thức . Tự học là tự mình tìm hiểu nghiên cứu thu nhận các kiến thức, tự luyện tập để có kỹ năng ..Tự học có thể là không cần sự hướng dẫn của người khác..

- Bàn luận vấn đề: + Vai trò của tự học. + Tự học như thế nào cho có hiệu quả.

- Liên hệ mở rộng: + Ý nghĩa của vấn đề tự học trong cuộc sống hiện nay. + Bản thân mỗi chúng ta rèn luyện tinh thần tự học như thế nào?

Câu 3 (6 điểm): Học sinh trình bày dưới dạng bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện: Ở đây là nhân vật Phương Định trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" của nhà văn Lê Minh Khuê.

1. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả. - Giới thiệu về tác phẩm – giới thiệu nhân vật Phương Định và nét nổi bật của nhân vật.

2. Thân bài:

A. Phân tích tính hồn nhiên, ngây thơ, tinh nghịch của Phương Định

- Phương Định là nữ sinh của thủ đô thanh lịch bước vào chiến trường. Phương Định có một thời học sinh- cái thời áo trắng ngây thơ, hồn nhiên và vô tư lự của cô thật vui sướng! Những hoài niệm của cô về thời học sinh thật đáng yêu luôn sống trong cô ngay giữa chiến trường.

- Cơn mưa đá ngắn ngủi đột ngột xuất hiện ở cuối truyện, ngay sau trận phá bom đầy nguy hiểm cũng thức dậy trong cô bao niềm vui thơ trẻ: Cô nhớ về mẹ, cái cửa sổ căn nhà, những ngôi sao to trên bầu trời thành phố… Nó thức dậy những kỉ niệm và nỗi nhớ về thành phố, gia đình, về tuổi thơ thanh bình của mình. Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh, khốc liệt và nóng bỏng của chiến trường.

- Những thử thách và nguy hiểm ở chiến trường, thậm chí cả cái chết không làm mất đi ở cô sự hồn nhiên trong sáng và những ước mơ về tương lai. Phương Định vẫn là người con gái nhạy cảm, hồn nhiên, hay mơ mộng và thích hát.

- Cô đem cả lòng say mê ca hát vào chiến trường Trường Sơn ác liệt. Cô thích hát những hành khúc bộ đội, những bài dân ca quan họ, dân ca Nga, dân ca Ý. Giọng của Phương Định chắc là hay lắm nên "chị Thao thường yêu cầu cô hát đấy sao"? Định còn có tài bịa ra lời bài hát nữa. Chị Thao đã ghi cả vào sổ những lời hát cô bịa ra…

+ Phương Định là một cô gái xinh xắn. Cũng như các cô gái mới lớn, cô nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình. Chiến trường khốc liệt nhưng không đốt cháy nổi tâm hồn nhạy cảm của cô. Cô biết mình đẹp và được nhiều người để ý: "Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá…"; Còn mặt tôi thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm". Điều đó làm cô thấy vui và tự hào.

+ Biết mình được cánh lính trẻ để ý nhưng cô "không săn sóc, vồn vã", không biểu lộ tình cảm của mình, nhưng chưa để lòng mình xao động vì ai: "thường đứng ra xa, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt". Đó là cái vẻ kiêu kì đáng yêu của các cô gái Hà Nội như chính cô đã thú nhận: "Chẳng qua là tôi điệu đấy thôi".

- Cô luôn yêu mến đồng đội của mình, yêu mến và cảm phục tất cả các chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn.

B. Phân tích chất anh hùng trong công việc của cô

- Là một nữ sinh, Phương Định xung phong ra mặt trận, cùng thế hệ của mình "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước – mà lòng phơi phới dậy tương lai" để giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Cô ra đi mà không tiếc tuổi thanh xuân, nguyện dâng hiến hết mình cho đất nước.

+ Cô kể: "Chúng tôi có ba người, ba cô gái. Chúng tôi ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. Con đường đi qua trước hang bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có thân cây bị tước khô cháy. Trên cao điểm trống trơn, cô và các bạn phải chạy giữa ban ngày phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch.

+ Cô nói về công việc của mình gọn gàng khô khốc, tĩnh nhẹ như không: "Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom".

+ Phương Định nghĩ về công việc của mình quá giản dị, cô cho là cái thú riêng: "Có ở đâu như thế này không: Đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ĩ xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn không hay biết rằng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ".

Giản dị mà cũng thật anh hùng. Chiến tranh và đạn bom đã làm cô lớn lên, trở thành dũng sĩ mạnh mẽ mà cô không hề biết. Thật đáng phục!

C. Cảm nhận về tình thần dũng cảm trong một cuộc phá bom đầy nguy hiểm

- Lúc đến gần quả bom:

+ Trong không khí căng thẳng và vắng lặng đến rợn người, nhưng rồi một cảm giác bỗng đến với cô làm cô không sợ nữa: "Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới". Lòng dũng cảm của cô như được kích thích bởi sự tự trọng.

+ Và khi đã ở bên quả bom, kề sát với cái chết có thể đến tức khắc, từng cảm giác của cô như cũng trở nên sắc nhọn hơn và căng như dây đàn: "Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi, tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí ! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành". Thần chết nằm chực ở đó chờ phút ra tay. Cô phải nhanh hơn, mạnh hơn nó, không được phép chậm chễ một giây.

- Tiếp đó là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom. Thật đáng sợ cái công việc chọc giận "Thần Chết" đó. Ai dám chắc là quả bom sẽ không nổ ngay bây giờ, lúc Phương Định đang lúi húi đào đào, bới bới ấy. Thế mà cô vẫn không run tay, vẫn tiếp tục cái công việc đáng sợ: "Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mình xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Tôi khoả đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình, liệu mìn có nổ, bom có nổ không?Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai.. Nhưng quả bom nổ.

Một thứ tiếng kì quái đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thanh trong những bụi cây. Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu. Bốn quả bom đã nổ. Thắng rồi ! Nhưng một đồng đội đã bị bom vùi ! Máu túa ra từ cánh tay Nho, túa ra, ngấm vào đất. Da xanh, mắt nhắm nghiền, quần áo đầy bụi…". Nhưng không ai được khóc trong giờ phút rất cần sự cứng cỏi của mỗi người.

- Cái công việc khủng khiếp bóp nghẹt trái tim ấy không chỉ đến một lần trong đời mà đến hàng ngày: "Quen rồi. Một ngày tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít cũng ba lần. Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể".

* Đánh giá : Cảm xúc và suy nghĩ chân thực của cô đã truyền sang cho người đọc nỗi niềm đồng cảm yêu mến và sự kính phục. Một cô nữ sinh nhỏ bé, hồn nhiên, giàu mơ mộng và nhạy cảm mà cũng thật anh hùng, thật xứng đáng với những kì tích khắc nghi trên những tuyến đường Trường Sơn bi tráng. Một ngày trong những năm tháng Trường Sơn của cô là như vậy. Những trang lịch sử Trường Sơn không thể quên ghi một ngày như thế…

3. Kết bài

- Chúng ta luôn tự hào về những chiến sĩ, những thanh niên xung phong Trường Sơn như Phương Định và đồng đội của cô. Lịch sử những cuộc kháng chiến và chiến thắng hào hùng của dân tộc không thể thiếu những tấm gương như cô và thế hệ những người đã đổ máu cho nền độc lập của Tổ quốc.

- Chúng ta càng yêu mến tự hào về cô, càng biết ơn và học tập tinh thần của những người như cô trong công cuộc xây dựng đất nước hôm nay.

Lưu ý: Đây là gợi ý mang tính khái quát và giúp thí sinh có thể tham khảo. Bài làm sẽ có nhiều cách diễn đạt khác nhau, nếu đảm bảo đúng và đủ ý thì thí sinh vẫn có điểm.

Trao đổi với chúng tôi, cô giáo Hoàng Thúy Hoa nhận định: "Đề Ngữ văn thi ra lớp 10 ở Hà Tĩnh năm nay không quá khó, thậm chí những em học sinh chỉ cần nắm vững các kiến thức cơ bản cũng có thể hoàn thành tốt trong 90 phút. Câu nghị luận xã hội nói về việc tự học của học sinh hiện nay cho thấy được tính thời sự trong đó. Nhất là trong bối cảnh, nước ta đang đẩy mạnh đổi mới giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học".

Cũng theo cô Thúy Hoa, với đề thi lần này, phổ điểm từ 6 - 7 điểm sẽ không hề ít. Nếu em nào làm chắc và đầy đủ ý hơn vẫn có thể đạt được khoảng 8 điểm trở lên.

Theo lịch công bố, ngày 9/6 các thí sinh ở TP Hà Nội sẽ bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2017.

goi y giai de thi ngu van vao lop 10 thpt o ha tinh Gợi ý giải đề thi môn Ngữ văn lớp 10 chuyên KHTN

Hiện tại đã có gợi ý giải đề thi môn Ngữ văn lớp 10 chuyên KHTN năm 2017, quý độc giải có thể tham khảo.

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025. Cùng điểm qua những điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.