Hà Nội dồn lực giảm ùn tắc giao thông

Tốc độ tăng ô tô lên tới 10,2%/năm và xe máy 6,7%/năm cũng là nguyên nhân khiến tình trạng ùn tắc giao thông trở nên phức tạp hơn.

Hà Nội dồn lực giảm ùn tắc giao thông - Ảnh 1.

Ông Ngô Mạnh Tuấn - Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội.

Trước việc tại nhiều tuyến đường trên địa bàn TP Hà Nội đang tiếp tục tái diễn ùn tắc giao thông, PV Báo Giao thông có cuộc trao đổi với ông Ngô Mạnh Tuấn, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội về nguyên nhân và các giải pháp để giải quyết tình trạng này.

Tỉ lệ đất dành cho giao thông quá thấp

Ông đánh giá thế nào về tình trạng ùn tắc sau thời gian giãn cách xã hội, hiện nay Hà Nội còn bao nhiêu điểm ùn tắc?

Sau khi Chính phủ cho phép học sinh, sinh viên được trở lại trường học kết hợp với lượng người dân, công nhân… quay lại thành phố làm việc nên đã xảy ra tình trạng ùn ứ giao thông tại một số điểm, nhất là tại các vị trí đang thi công các công trình trọng điểm.

Trong khoảng 10 năm qua, TP Hà Nội đã dành nhiều nguồn lực lớn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là các tuyến đường vành đai, đường hướng tâm và đường trục chính đô thị. Cùng với đó, Trung ương cũng quan tâm đầu tư nhiều dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn Thủ đô như: Đường Vành đai 3 trên cao, cầu Nhật Tân, cầu Thanh Trì, tuyến đường nối từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài…

Những công trình lớn này đã từng bước thay đổi diện mạo Thủ đô, cải thiện tình trạng giao thông. Nếu như năm 2010, toàn thành phố có 124 điểm ùn tắc thì đến cuối năm 2011 còn 78 điểm; cuối năm 2015 còn 44 điểm và đến thời điểm cuối tháng 5/2020, chỉ còn 34 điểm.

Từ đầu năm đến nay, Sở GTVT đã xóa bỏ được 2/34 điểm ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm, gồm: Ngã tư Châu Văn Liêm - Lê Quang Đạo; khu vực ngã ba Ngọc Hồi - Phan Trọng Tuệ. Mặc dù vậy, ùn tắc giao thông còn diễn biến rất phức tạp.

Phương tiện giao thông tiếp tục tăng nhanh, trong khi diện tích đất dành cho giao thông chưa được bố trí, quy hoạch tương ứng. Sự phát triển mất cân đối này đã ảnh hưởng đến giao thông Hà Nội thế nào, thưa ông?

Theo thống kê của Sở GTVT Hà Nội, hiện trên địa bàn có trên 23,7 nghìn km đường; 462 cây cầu lớn nhỏ; 7 cầu vượt nhẹ và 33 cầu vượt bộ hành...

tỉ lệ diện tích đất dành cho giao thông hiện mới đạt 9,75%, trong khi theo yêu cầu, tỉ lệ này phải đạt từ 20 - 26%. Bên cạnh đó, tốc độ tăng ô tô lên tới 10,2%/năm và xe máy 6,7%/năm cũng là nguyên nhân khiến tình trạng ùn tắc giao thông trở nên phức tạp hơn.

Điển hình như cầu Thanh Trì có lưu lượng 122.606 xe/ngày đêm, gấp 8,1 lần lưu lượng thiết kế; cầu Vĩnh Tuy 75.596 xe/ngày đêm, gấp 6,3 lần... Một số tuyến giao thông chính như đường Tố Hữu, Hoàng Quốc Việt, Huỳnh Thúc Kháng... vào các giờ cao điểm lưu lượng phương tiện cũng vượt 1,1 - 1,8 lần so với lưu lượng thiết kế.

Người dân vẫn cho rằng, giờ cao điểm ở Hà Nội thì chỗ nào cũng tắc nhưng theo thống kê, hiện Hà Nội chỉ có 32 điểm ùn tắc. Thời gian qua, Sở GTVT đã tổ chức giám sát thực tế các điểm ùn tắc thế nào?

Hàng năm, Sở GTVT đã phối hợp với Phòng CSGT Công an thành phố, Thanh tra GTVT, Ban duy tu các công trình hạ tầng giao thông xây dựng phương án xử các điểm ùn tắc giao thông, tổ chức thực hiện đánh giá hàng quý để triển khai giải pháp xử các điểm ùn tắc; kịp thời cập nhật hiện trạng giao thông, các phát sinh trong quá trình triển khai để đề xuất các giải pháp linh hoạt nhằm mục tiêu xóa bỏ các điểm ùn tắc giao thông.

Đột phá đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

Hà Nội dồn lực giảm ùn tắc giao thông - Ảnh 2.

Tình trạng ùn tắc xảy ra ở nhiều tuyến đường của Hà Nội vào giờ cao điểm hoặc dịp lễ, Tết. (Ảnh chụp trên đường Nguyễn Xiển).

Để giảm ùn tắc, Hà Nội đang thực hiện các giải pháp gì, thưa ông?

Trước thực trạng ùn tắc giao thông diễn biến phức tạp và ngày càng nghiêm trọng, Thành ủy - HĐND - UBND TP Hà Nội đã ban hành hàng loạt chương trình, kế hoạch lớn. Đáng chú ý như: Chương trình số 06 của Thành ủy Hà Nội về việc “Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị, tăng cường quản trật tự xây dựng, đất đai, môi trường, xây dựng đô thị văn minh hiện đại giai đoạn 2016 - 2020”, trong đó lấy đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là khâu đột phá.

HĐND TP Hà Nội cũng đã ban hành Nghị quyết số 04 về việc thông qua Đề án “Tăng cường quản phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn, giai đoạn 2017 - 2020 tầm nhìn đến năm 2030”. Đề án có nhiều giải pháp đồng bộ nhằm giảm phương tiện giao thông cá nhân, phát triển vận tải hành khách công cộng, giải quyết bài toán ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

Chủ trương đặt ra đã rõ, để hiện thực hóa, trong thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ 6 nhóm giải pháp.

Thứ nhất là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nhằm nâng cao năng lực giao thông cho thành phố; trong đó tập trung đầu tư hệ thống đường vành đai; trục hướng tâm và các tuyến đường có tính kết nối; khẩn trương đầu tư đồng bộ các tuyến đường sắt đô thị...

Thứ hai, tăng cường công tác duy tu, bảo trì kết cấu hạ tầng và tổ chức giao thông nhằm phát huy tối đa hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng hiện có.

Thứ ba, phát triển vận tải hành khách công cộng để hạn chế phương tiện giao thông cá nhân và giảm ô nhiễm môi trường.

Thứ tư, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản , điều hành giao thông đô thị.

Thứ năm, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.

Thứ sáu, tăng cường công tác kiểm tra, xử vi phạm nhằm tăng tính răn đe và ngăn ngừa các hành vi vi phạm.

Như ông nói, một trong những giải pháp quan trọng là quản được phương tiện cá nhân để chống ùn tắc. Vậy giải pháp này sẽ được triển khai thế nào?

Đây là chủ trương lớn, lại là vấn đề phức tạp và nhạy cảm, tác động lớn đến đông đảo người dân. Do đó, quan điểm của Sở là phải nghiên cứu kỹ và chỉ triển khai khi có đủ điều kiện.

Giải pháp lâu dài đã rõ, song trước mắt rõ ràng đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển vận tải công cộng, ứng dụng giải pháp công nghệ mới trong điều hành giao thông, phổ biến pháp luật và xây dựng văn hóa giao thông... là những việc cần phải tiếp tục triển khai mạnh mẽ.

Đối với kiểm soát phương tiện, mới đây, thành phố đã có chủ trương các điểm kinh doanh không thiết yếu chỉ được mở cửa sau 9h hàng ngày, được dư luận đồng tình. Nếu thực hiện hiệu quả sẽ góp phần hạn chế mật độ giao thông trong giờ cao điểm.

Cảm ơn ông!

Nhằm từng bước xây dựng giao thông thông minh, thành phố đang nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu (số hóa) về hạ tầng và phương tiện giao thông; xây dựng bản đồ giao thông số trực tuyến để phục vụ quản lí, điều hành và điều tiết giao thông. Bản đồ này có thể cung cấp tình hình giao thông thực tế cho người dân biết để tránh các điểm ùn tắc.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.