Tại Hà Nội, không khó để nhận biết những quán karaoke bởi cách bố trí những tấm biển quảng cáo cỡ lớn, bịt kín hết phần mặt tiền, trang bị nhiều đèn thắp sáng cùng dây điện chằng chịt để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Những vụ cháy bắt nguồn từ biển quảng cáo thường để lại hậu quả nghiêm trọng vì đa số các tấm biển được làm bằng vật liệu dễ cháy như bạt hiflex hay polycacbonnat, chỉ một điểm bắt lửa là ngọn lửa dễ dàng lan rộng.
Hơn thế, với kích thước lớn, hệ thống khung xương của biển lúc bốc cháy bịt kín các ngả vào, gây khó khăn cho lực lượng cứu hỏa khi tiếp cận cứu người.
Về kích thước của biển quảng cáo, Thông tư số 19/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng đã quy định, tại mặt tiền công trình, nhà ở, mỗi tầng chỉ được đặt một bảng quảng cáo ngang, chiều cao tối đa 2m, chiều ngang không được vượt quá giới hạn chiều ngang mặt tiền.
Với bảng quảng cáo dọc, chiều ngang tối đa 1m, chiều cao tối đa 4m nhưng không vượt quá chiều cao của tầng công trình, nhà ở nơi đặt bảng quảng cáo.
Quy định là vậy nhưng hiện nay rất nhiều cửa hàng, cơ sở kinh doanh, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke vẫn treo biển quảng cáo cỡ lớn, bịt kín mặt tiền.
Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận ngày 2/11.
|
3 "siêu biển quảng cáo" nằm cạnh nhau trên đường Nguyễn Khang, Cầu Giấy. (Ảnh: Chí Duy) |
|
Một siêu biển khác trên phố Xã Đàn có diện tích bằng 2 lần căn nhà bên cạnh. (Ảnh Chí Duy) |
|
Những biển quảng cáo siêu to, siêu cao rất bắt mắt kết hợp với màn hình đèn Led. (Ảnh Chí Duy) |
|
Mặt tiền ngôi nhà nhường chỗ cho hàng ngàn chiếc đèn nhều màu. (Ảnh Chí Duy) |
|
Những siêu biển quảng cáo dễ bắt gặp ở các quán karaoke. (Ảnh Chí Duy) |
|
Mặc dù quy định về kích cỡ của biển quảng cáo thì đã có nhưng cho đến nay dường như quy định chỉ nằm trên giấy. (Ảnh Chí Duy) |
|
Những màn hình khổng lồ được gắn bên ngoài để thu hút sự chú ý của người qua lại cũng là một mối lo ngại lớn về an toàn cháy nổ và an toàn điện. (Ảnh Chí Duy) |
|
Một thẩm mĩ viện cũng sử dụng "siêu biển quảng cáo". (Ảnh Chí Duy) |