Hà Nội: Khởi động lại các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trên xe buýt

Chiều ngày 28/7, tại cuộc họp giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, Tổng công ty vận tải Hà Nội (Transerco) cho biết đã khởi động các phương án phòng chống dịch Covid-19.

Tại cuộc họp, đại diện Trancerco cho biết, trước tình dịch bệnh có diễn biến mới, Transerco đã tái khởi động lại các biện pháp phòng chống dịch như thời gian cao điểm theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng và công điện số 05 của Chủ tịch UBND TP Hà Nội ngày 26/7 về phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.

Cụ thể, Transerco sẽ cho phun khử khuẩn xe, yêu cầu nhân viên, lái xe đeo khẩu trang, trang bị nước sát khuẩn và các biện pháp phòng chống dịch khác. 

Hà Nội: Khởi động lại các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trên xe buýt - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ GTVT)

Theo báo cáo của Transerco do tác động của dịch Covid-19, lượng khách đi xe 6 tháng đầu năm 2020 sụt giảm nghiêm trọng. Lượng vé lượt chỉ đạt 73% so với kế hoạch, vé tháng đạt 72,1% so với kế hoạch và bằng 58,9% so với cùng kì năm 2019.

Các tuyến buýt không trợ giá số 86, 68 và City tour có sản lượng, doanh thu giảm sâu so với kế hoạch; trong đó, tuyến xe buýt số 86 và 68 hoạt động trở lại với mức độ hoạt động bằng khoảng 40 - 50% so với thời điểm trước dịch; tuyến xe buýt du lịch 2 tầng vẫn chưa thể hoạt động trở lại do đối tượng hành khách chủ yếu là khách quốc tế vẫn chưa được nhập cảnh vào Việt Nam.

Đại diện Transerco cũng cho biết thời gian cao điểm dịch Covid-19, khoảng 6.000 cán bộ, công nhân viên của đơn vị này phải nghỉ việc ở nhà. Do Transerco không nằm trong diện được hưởng chính sách hỗ trợ từ Chính phủ nên công ty này này đã phải tự huy động nguồn lực hỗ trợ chi trả lương cho người lao động.

Thông tin thêm về tình hình phòng chống dịch, ông Phạm Thanh Học, Phó trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết trước diễn biến dịch Covid-19, cả nước và Hà Nội đang triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo kịch bản đã đề ra. Hà Nội đã chuẩn bị các biện pháp, vật tư y tế, nguồn nhân lực để phòng chống dịch.

Theo ông Học, hiện dịch đang lây trong cộng đồng, vì vậy cần người dân nâng cao ý thức tự giác phòng chống dịch. Thành phố cũng yêu cầu giám sát chặt chẽ người nhập cảnh vào Hà Nội. Các cơ quan, đơn vị cũng yêu cầu người dân đi về từ vùng dịch phải khai báo y tế và tự cách li. Nếu ai đi Đà Nẵng về, đặc biệt từ 7 khu vực bị cách li tại Đà Nẵng thì cần khai báo cơ quan y tế, tự cách li, theo dõi sức khỏe… 

Thành phố yêu cầu người dân phải đeo khẩu trang nơi công cộng; các cơ quan, trụ sở... phải có nước sát khuẩn, thực hiện khử khuẩn theo định kì, đo thân nhiệt cho cán bộ, nhân viên và người dân đến làm việc. 

Ông Học nhấn mạnh, sự xuất hiện trở lại của Covid-19 là thử thách cho cả nước nói chung cũng như Thủ đô nói riêng. Vì vậy cần sự đồng lòng, tự giác của người dân để chúng ta tiếp tục đẩy lùi lây lan của đại dịch.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.