Hà Nội tiếp tục xén dải phân cách, mở rộng nhiều tuyến phố

Năm 2019, Hà Nội tiếp tục xén dải phân cách, mở rộng nhiều tuyến phố nhằm đảm bảo ATGT, giảm ùn tắc giao thông.
Hà Nội tiếp tục xén dải phân cách, mở rộng nhiều tuyến phố - Ảnh 1.

Hà Nội mới xén dải phân cách giữa, mở rộng đường Vành đai 3. (Ảnh: Nam Định).

Theo thông tin chúng tôi nhận được, UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt nguồn vốn từ Quĩ bảo trì đường bộ năm 2019 sử dụng để sửa chữa, bảo trì các công trình giao thông đảm bảo an toàn và giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn.

Cụ thể, các công trình bảo trì giao thông đường bộ trong năm 2019 trên địa bàn TP Hà Nội sẽ được phân làm nhiều hạng mục.

Hạng mục xén mở rộng mặt đường đảm bảo an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông, gồm: Chỉnh trang cây xanh, thảm cỏ trên dải phân cách đường Tôn Thất Thuyết; cải tạo phố Trung Liệt và các nút giao thông nối với Đặng Tiến Đông, Thái Hà, Thái Thịnh.

Xén dải phân cách mở rộng mặt đường Liễu Giai, Văn Cao kết hợp chỉnh trang cây xanh, thảm cỏ trên địa bàn quận Ba Đình; xén dải phân cách mở rộng đường Yên Lãng - Hoàng Cầu; cải tạo sửa chữa Quốc lộ 21 đến đường tỉnh 418 thuộc địa phận xã Sơn Đông (thị xã Sơn Tây).

Hạng mục cải tạo, sửa chữa các tuyến đường trục chính, xuyên tâm, đường vành đai, đường quốc lộ, đường tại trung tâm chính trị các quận, huyện, thị xã đến kỳ sửa chữa và xuất hiện tình trạng hư hỏng phục vụ Đại hội Đảng các cấp và các sự kiện chính trị quan trọng gồm các phố:

Tràng Tiền, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Trần Thánh Tông, Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Lý Nam Đế, Lạc Long Quân đoạn Thụy Khuê - Trích Sài và Trích Sài - Xuân La, Nguyễn Lương Bằng, Tây Sơn, Cầu Giấy, Xuân Thủy, Hồ Tùng Mậu, Cầu Diễn, Lê Văn Thiêm, Liêm Mạc đoạn từ cống Liêm Mạc đến Dốc Kẻ,Thượng Cát, Ngọc Hồi, Pháp Vân, Quỳnh Đô...

Sửa chữa khe co giãn đầu cầu Vĩnh Tuy; các cầu dọc trục đường Láng (cầu Giấy, cầu Tô Lịch, cầu Hòa Mục, cầu Yên Hòa, cầu Mới); cải tạo mặt đường chính đại lộ Thăng Long (đoạn từ km 18+00 đến km19+00 và km13+400 đến km14+500) và đường gom bên Đại lộ Thăng Long (từ km8+472 đến km9+867).

Sửa chữa, thay thế khe co giãn đường vành đài 3 đoạn Cầu Dậu - Mai Dịch; Quốc lộ 21B (từ km21+500 đến km23+00); Quốc lộ 32 (từ km42+600 đến km46+000, km52+500 đến km55+600 và km61+000 đến km63+000).

Hạng mục cải tạo, sửa chữa các tuyến đường xuất hiện tình trạng hư hỏng, nền đường xung quanh các nhà thi đấu phục vụ SEA Game 31, gồm: Phố Xuân La (đoạn từ Võ Chí Công đến cổng làng Xuân Tảo); Quốc lộ 3 qua địa bàn huyện Đông Anh, Sóc Sơn; đường Núi Đôi; đường Nguyễn Đức Thuận; Quốc lộ 32 qua địa bàn huyện Hoài Đức (từ km17+100 đến km 19+900).

Hạng mục cải tạo các tuyến đường đến kỳ hạn sửa chữa và bị hư hỏng gây mất an toàn giao thông, gồm: Đường Hồng Hà (từ Tân Ấp đến chợ Long Biên); cải tạo hàng rào, dải phâm cách cột Km tại quốc lộ 18 trên địa bàn huyện Sóc Sơn; cải tạo đường Hồ Chí Minh và đường 419 trên địa bàn huyện Chương Mỹ.

Cải tạo đường 428 trên địa bàn huyện Phú Xuyên; đường 423 trên địa bàn huyện Hoài Đức; đường tỉnh lộ 422 từ Tân Hội đi Thượng Cát huyện Đan Phượng; đường vào Làng văn hóa các Dân tộc Việt Nam và đường 420 trên địa bàn huyện Thạch Thất; đường 412B trên địa bàn huyện Ba Vì.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.