Từ ngày 10/1, hàng chục người dân xã Nam Sơn bắt đầu tập trung tại bãi rác Nam Sơn và ngăn cản các xe rác vào đổ ở đây. Điều này khiến rác thải của 12 quận ở Hà Nội bị ùn ứ, chất đống khắp các đường phố.
Những bãi rác này tập trung nhiều ở các quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy…
Đến chiều ngày hôm qua, 14/1 khi chính quyền địa phương tiến hành mời người dân về trụ sở thôn để thương lượng và thuyết phục về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì ngay sau đó người dân đã tháo bỏ lều bạt. Xe chở rác đã có đường vào khu xử lý chất thải Nam Sơn.
Chiều ngày 15/1, công nhân môi trường tiếp tục bốc rác lên xe từ những bãi tập kết rác khổng lồ tồn ứ 4 ngày. (Ảnh: Huyền Trần). |
Toàn bộ công nhân và máy móc được huy động để vận chuyển rác ra khỏi các khu dân cư. (Ảnh: Huyền Trần). |
Ngay từ chiều 14/1, công ty TNHH MTV Môi trường Hà Nội (URENCO) đã huy động toàn bộ máy móc và công nhân tỏa đi khắp các khu vực ở Hà Nội để giải cứu người dân thủ đô khỏi những đống rác khổng lồ.
Cô Thu (công nhân môi trường, công ty URENCO) cho hay: “Từ khoảng 15h chiều qua, chúng tôi đã bắt đầu tiến hành thu gom rác ở các khu vực xung quanh, bốc rác từ những đống rác ủ nhiều ngày trước lên xe đẩy để cẩu rác đi”.
Rác được chuyển lên xe cẩu. (Ảnh: Huyền Trần). |
Rác tập kết trên đường Nguyễn Quý Đức (Thanh Xuân), khu vực gần Bệnh viện Xây dựng đang được công nhân tích cực bốc lên xe cẩu để chuyển đi.
Người dân khu vực cho biết, từ hơn 3 ngày qua, rác ở khu E và khu D đã được tập kết về đây.
Vì khối lượng quá nhiều và không chuyển đi nên rác tràn xuống lòng đường, chiếm hơn nửa đường đi. Rác tập kết nhiều ngày liền khiến khu vực bốc mùi hôi thối. Người dân đi qua đều phải lấy tay bịt mũi hoặc đeo khẩu trang.
Bãi tập kết rác nằm ngay trên trục đường Nguyễn Quý Đức, trong khu đông dân cư nên ảnh hưởng nhiều đến người dân xung quanh. (Ảnh: Huyền Trần). |
Công nhân vệ sinh môi trường cho hay, thực tế đây là lượng rác tồn ứ của 1,5 ngày bởi trước đó rác đã được chuyển bớt lên bãi trung chuyển. Nhưng từ 2 ngày qua, bãi trung chuyển đã quá tải, nên rác ở đây không thể chuyển đi đâu được.
Với lượng rác tập trung tại khu vực gần Bệnh viện Xây dựng, nữ công nhân này cho rằng đến hết đêm nay mới có thể dọn hết được.
Bãi tập kết rác trên đường Nguyễn Trãi đã "nằm" đắp bạt 4 ngày nay. Từ chiều ngày 14/1 rác ở đây bắt được cẩu đi. Tuy nhiên đến chiều nay, theo ghi nhận vẫn có khoảng gần 40 xe đẩy chất đầy rác nằm chật cứng vỉa hè và tràn xuống lòng đường.
Theo chú Nguyễn Văn Tuấn (công nhân Công ty URENCO) đây là những xe rác được thu gom từ sáng nay ở khu dân cư từ Triều Khúc đến ngõ 475 Nguyễn Trãi. (Ảnh: Huyền Trần). |
Dù đã được chuyển bớt nhưng bãi tập kết rác này vẫn còn khối lượng rác rất nhiều. (Ảnh: Huyền Trần). |
Công nhân môi trường nghỉ ngơi trước khi chuẩn bị công việc bốc rác. (Ảnh: Huyền Trần). |
“Chúng tôi phải mua bạt về để phủ lên trên bãi tập kết rác, rồi lấy vôi bột rắc xung quanh để khử bớt mùi hôi thối, hạn chế ô nhiễm ra khu vực dân cư xung quanh. Toàn bộ công nhân phải làm việc từ chiều, xuyên đêm, đến 3h sáng nay mới được nghỉ. Sáng nay 5h lại dậy làm cho đến giờ vẫn chưa được nghỉ”, cô Thu chia sẻ.
Với lượng rác tập trung ở ngõ 475 Nguyễn Trãi, công nhân môi trường này cho biết phải đến hết ngày mai mới có thể chuyển hết về bãi rác Nam Sơn.
Sống cạnh bãi rác Nam Sơn thu cả cân ruồi mỗi ngày
Người dân sống cạnh bãi rác Nam Sơn thu cả cân ruồi mỗi ngày và chịu cảnh ô nhiễm nguồn nước, không khí nghiêm trọng. |
Hà Nội yêu cầu đẩy nhanh tiến độ di dời các hộ dân trong bán kính 500 mét xung quanh bãi rác
Trước tình trạng người dân phản đối về tình trạng ô nhiễm quanh khu vực bãi rác ở Sóc Sơn, UBND thành phố Hà Nội ... |
Dân phong tỏa bãi rác Nam Sơn: Lãnh đạo xã nói gì?
Lãnh đạo xã Nam Sơn cho biết, lãnh đạo TP Hà Nội cùng lãnh đạo huyện Sóc Sơn và chính quyền địa phương đã trao ... |