Hà Nội yêu cầu đưa Trạm bơm Yên Nghĩa chậm tiến độ vào vận hành từ quý II/2023

Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa năm trên địa bàn quận Hà Đông có tổng mức đầu tư 7.464 tỷ đồng, được phê duyệt năm 2023 và khởi công từ 2015, đến nay vẫn đưa vào hoạt động.

Dự án Trạm bơm Yên Nghĩa. (Ảnh tư liệu: Hạ Vũ).

Theo Cổng thông tin điện tử TP Hà Nội, lãnh đạo thành phố vừa có buổi làm việc với quận Hà Đông về tiến độ thực hiện dự án Trạm bơm Yên Nghĩa.

Dự án này được phê duyệt năm 2013, khởi công năm 2015 và hoàn thành năm 2021. Đến nay, Dự án quá hạn hơn 1 năm. Trạm bơm phục vụ chính cho sản xuất hơn 6.000 ha lúa và hoa màu của huyện Hoài Đức, tiêu thoát nước của phía tây TP Hà Nội. 

Tổng diện tích phải giải phóng mặt bằng (GPMB) cho dự án là 30,7ha. Đến ngày 24/10, đã bàn giao 25,25 ha.

Về công tác thi công, đã thực hiện được 8.147/11.256 m hai bờ kênh, đạt 72%, với 9 gói thầu xây lắp, còn lại 3.109 m. Giải ngân vốn đầu tư đạt 54 tỷ đồng, trong tổng số vốn đầu tư của dự án là 406 tỷ đồng. Dự kiến hết năm 2022, sẽ giải ngân 352 tỷ đồng, trong đó, 100 tỷ đồng cho xây lắp và 252 tỷ đồng cho GPMB. Năm 2023, nhu cầu vốn giải ngân còn lại là 325 tỷ đồng.

Hiện, dự án còn vướng mắc trong công tác GPMB, do 43 trường hợp có đủ điều kiện được bố trí tái định cư và 122 trường hợp không đủ điều kiện bồi thường tại thời điểm có thông báo thu hồi đất. Tuy nhiên, đến thời điểm xác nhận nguồn gốc đất đai, các hộ đã chuyển nhượng nhà, đất cho người khác, không còn chỗ ở, một số hộ đã thay đổi về nhân khẩu. Cùng với đó, trên mặt bằng của dự án còn các trạm điện, hệ thống đường điện ngầm bên bờ kênh.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo thành phố yêu cầu trong năm 2022 cơ bản bàn giao mặt bằng sạch cho dự án. Thành phố đã bố trí đủ vốn cho cả năm 2022 và 2023, nên từ nay đến cuối năm, phấn đấu giải ngân đảm bảo vượt trên 100% trong năm, quý II/2023 sẽ chính thức bàn giao Dự án vào sử dụng.

Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa năm trên địa bàn quận Hà Đông có tổng mức đầu tư 7.464 tỷ đồng. 

Các hạng mục chính của dự án gồm Xây dựng cụm công trình đầu mối (Nhà máy bơm, bể hút, bể xả, cống xả bơm, phần xây dựng công trình vớt rác, các kênh đoạn kênh trong khu đầu mối, cống tự chảy, nhà quản lý…); cung cấp lắp đặt 10 tổ máy bơm tổng công suất 120m3/giây, thiết bị cơ khí trong trạm bơm và cống xả, cống tự chảy, cung cấp, lắp đặt hệ thống thiết bị vớt rác; hệ thống đường dây 35kV và trạm biến áp cấp điện cho trạm bơm, đã đấu điện cho trạm bơm hoạt động; cứng hóa kênh La Khê, các công trình trên kênh La Khê; làm đường 2 bên bờ kênh theo quy hoạch đô thị. 

Liên quan đến dự án này, vừa qua cử tri quận Hà Đông đã đề nghị thành phố xem xét, giải quyết ổn định cuộc sống cho người dân và có chính sách bồi thường, tái định cư cho 23 hộ dân Kênh máng nước La Khê - khu tập thể nhà máy Cơ khí Nông nghiệp tại phường Yết Kiêu (nằm trong khu vực GPMB thực hiện dự án Trạm bơm Yên Nghĩa).

TP Hà Nội cho biết từ năm 2013 đã phê duyệt chỉ giới đường đỏ đường kè tuyến kênh La Khê và hai bên dọc kênh. Tháng 7 vừa qua, UBND quận Hà Đông đã có báo cáo về khó khăn, vướng mắc trong công tác GPMB thực hiện dự án Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa, trong đó có các kiến nghị của 23 hộ gia đình nói trên.

Thành phố đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, hướng dẫn quận Hà Đông rà soát, thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho các hộ dân theo quy định.

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.