Hai 'bóng hồng' của Việt Nam lọt top 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á 2020

Bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch FPT Retail và bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch CTCP Vĩnh Hoàn là hai phụ nữ góp mặt trong danh sách 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á năm 2020 do tạp chí Forbes bình chọn.

Mới đây, Tạp chí Forbes đã công bố danh sách 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á năm 2020. Trong số đó có hai cái tên của Việt Nam là bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch FPT Retail và bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch CTCP Vĩnh Hoàn.

Hai phụ nữ Việt lọt top 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á 2020 - Ảnh 1.

Bà Trương Thị Lệ Khanh, nhà sáng lập Vĩnh Hoàn. (Ảnh: Forbes).

Bà Trương Thị Lệ Khanh là nhà sáng lập công ty Vĩnh Hoàn vào năm 1997 sau 10 năm làm việc tại các công ty nhà nước. Bà đã đưa Vĩnh Hoàn trở thành doanh nghiệp thủy sản có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất Việt Nam.

Năm 2019, Vĩnh Hoàn chạm mốc lợi nhuận ròng 50 triệu USD và doanh thu 340 triệu USD. Công ty hiện có 6.000 nhân viên và 6 nhà máy chế biến. Vì hầu hết doanh thu đến từ thị trường quốc tế, công ty dự kiến nguồn thu sẽ giảm 20% trong năm 2020. Để tìm kiếm động lực tăng trưởng mới, bà Khanh đặt mục tiêu tăng trưởng nội địa và tăng hợp tác tại châu Âu.

Hai phụ nữ Việt lọt top 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á 2020 - Ảnh 2.

Bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch FPT Retail. (Ảnh: Forbes).

Trong khi đó, bà Nguyễn Bạch Điệp gia nhập FPT Retail từ năm 2012 và trở thành chủ tịch công ty vào năm 2017. Với 650 cửa hàng trên toàn quốc, FPT Retail hiện là nhà bán lẻ lớn thứ hai về số điểm bán hàng. Công ty hiện đang có kế hoạch phát triển chuỗi nhà thuốc Long Châu và dự kiến mở thêm 40 cửa hàng vào cuối năm. Trước khi gia nhập FPT Retail, bà Điệp làm việc tại công ty mẹ FPT.

Năm 2019, hai người Việt góp mặt trong danh sách 25 phụ nữ quyền lực nhất châu Á năm 2019 của Forbes là Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO Vietjet Air và bà Trần Thị Lệ, CEO Nutifood.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.