Hai 'ông trùm' băng vệ sinh thu hàng nghìn tỷ đồng ở Việt Nam

Với biên lãi gộp lớn, lợi nhuận của hai doanh nghiệp sản xuất băng vệ sinh lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Là một nhóm ngành khá tiềm năng trong nhóm tiêu dùng, sản phẩm chăm sóc sức khỏe em bé và trẻ em cùng băng vệ sinh chuyên dụng đã mang lại doanh thu hàng nghìn tỷ đồng cho nhiều doanh nghiệp.

Đây được coi là ngành có biên lợi nhuận gộp khá cao khi mà giá vốn hàng bán thường chiếm khoảng 60% doanh thu giúp biên lãi gộp xoay quanh 40%. Riêng năm 2016, biên lãi gộp của nhiều công ty kinh doanh trong lĩnh vực đạt quanh mức 42-47%.

Tại Việt Nam dù có nhiều nhãn hiệu băng vệ sinh phụ nữ, nhưng Kotex và Diana vẫn là hai cái tên nổi bật và chiếm phần lớn thị phần.

Vào Việt Nam từ rất sớm, trải qua 27 năm hoạt động, Kotex nhanh chóng phủ khắp Việt Nam và sự xuất hiện của họ đã thổi một luồng gió mới cho nhóm ngành ngày.

Kotex - sản phẩm của Kimberly Clark World Wide (KCW), tập đoàn hàng đầu thế giới về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe gia đình, chăm sóc sức khỏe em bé và trẻ em cùng những sản phẩm vệ sinh chuyên dụng.

Theo báo cáo của Kimberly Clark Worl, Việt Nam là thị trường tiềm năng với hơn 90 triệu dân, trong đó dân số trẻ chiếm số lượng lớn. Bằng kinh nghiệm thâm nhập nhiều thị trường trên thế giới, Kotex nhanh chóng chiếm thị phần, giúp doanh thu qua các năm của hãng này liên tục tăng.

Trong năm 2015, doanh thu thuần của Kimberly-Clark Việt Nam đạt 4.499 tỷ đồng và đến năm 2016 tăng lên 4.948 tỷ.

Nhờ doanh thu tăng mạnh, lợi nhuận gộp mang về cho doanh nghiệp này 2.321 tỷ đồng năm 2016 và 1.945 tỷ đồng 2015. Sau khi trừ tất cả các chi phí thì lãi sau thuế của doanh nghiệp lần lượt đạt 485,6 tỷ và 340 tỷ đồng.

hai ong trum bang ve sinh thu hang nghin ty dong o viet nam

Không kém cạnh Kimberly-Clark, Diana liên tục nỗ lực và từ sau khi “chọn mặt gửi vàng” cho tập đoàn Nhật, hãng này đã vượt đối thủ nặng ký nhất trên thị trường cả về doanh thu và lợi nhuận.

Xuất hiện ở Việt Nam từ 1997, trải qua hơn 20 năm hoạt động nhưng Diana không hề thua kém Kimberly-Clark về cơ cấu sản phẩm. Đặc biệt, các sản phẩm phân khúc cao cấp về tã trẻ em và băng vệ sinh của hãng này còn được người tiêu dùng đón nhận và trở thành đối thủ đáng gờm trên thị trường.

Thời kỳ đầu thương hiệu này là của gia đình ông Đỗ Minh Phú (Chủ tịch TPBank). Sau khi cán mốc doanh thu nghìn tỷ ông đã bán 95% cổ phần Diana cho tập đoàn hàng tiêu dùng Unicharm của Nhật Bản với giá gần 200 triệu USD. Sau cuộc đổi chủ này, Diana đổi tên thành Diana Unicharm, từ đó hoạt động kinh doanh của công ty lên như “diều gặp gió”.

Ngay trong năm đầu tiên về tay người Nhật, doanh thu Diana đạt 2.523 tỷ đồng vào năm 2012, tăng 50% so với năm trước đó. Đến 2015, công ty đạt 4.513 tỷ đồng, vượt mặt Kimberly-Clark Việt Nam. Đến năm 2016, doanh thu công ty này đã cán mốc 5.050 tỷ đồng.

Doanh thu tăng trưởng “bứt phá” đã giúp 2016 Diana lãi sau thuế 819 tỷ đồng, tăng 217 tỷ so với 2015. Tính đến ngày 31/12/2016, lượng tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp này đạt 1.153 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 2.882 tỷ.

Như vậy, doanh thu của Diana Unicharm nhỉnh hơn Kimberly-Clark 100 tỷ đồng nhưng lợi nhuận mà hãng này đạt được lại cao hơn 1,6 lần. Theo báo cáo tài chính của Diana Unicharm, sở dĩ lợi nhuận công ty này tốt là nhờ doanh nghiệp tiết giảm chi phí lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp.

Cụ thể, trong năm 2016, nếu chi phí lãi vay của Diana Unicharm chỉ vài tỷ đồng thì Kimberly-Clark Việt Nam cao hơn gấp 6,5 lần. Chi phí quản lý doanh nghiệp của Kimberly-Clark Việt Nam lên tới 328 tỷ, gần gấp đôi so với Diana Unicharm.

Ngoài ra, chi phí bán hàng của Kimberly-Clark Việt Nam cũng cao hơn đáng kể so với Diana. Trong năm 2016, Kimberly-Clark Việt Nam chi ra 1.148 tỷ đồng chi phí bán hàng, tương đương 23% doanh thu. Trong khi đó, chi phí bán hàng của Diana Unicharm chỉ là 984 tỷ đồng, chiếm 19% doanh thu.

Theo đánh giá của Tập đoàn Diana Unicharm, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 trong ASEAN về lượng dân số, đồng thời, đây là thị trường chưa khai thác hết tiềm năng nên sắp tới công ty tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển sản phẩm, đồng thời, đầu tư công nghệ sản xuất để chiếm ưu thế.

Trên thị trường hiện có hơn 10 thương hiệu có tiếng về sản phẩm chăm sóc gia đình, trẻ em và băng vệ sinh chuyên dụng. Trong đó, Diana và Kotex đang dẫn đầu thị phần và chiếm tới 80%, 20% còn lại thuộc về các nhãn hiệu khác.

hai ong trum bang ve sinh thu hang nghin ty dong o viet nam Ô tô nhập về Việt Nam 'nhỏ giọt', xe nội tranh thủ 'đấu nhau' giành thị phần

Trong khi xe nhập vẫn "nhỏ giọt" về Việt Nam thì các hãng xe trong nước đã tận dụng xu thế này để gia tăng ...

chọn
Doanh nghiệp bất động sản: Đầu tư NOXH trong 7 năm, lợi nhuận mỗi năm chỉ đạt 1,3 - 1,5%
Theo Giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành, không ít doanh nghiệp sau khi thực hiện một dự án NOXH đã không muốn tiếp tục khi thấy lợi nhuận quá thấp, thủ tục phức tạp, khâu hậu kiểm về giá bán, thanh tra nhiều áp lực...