Hãng thời trang Forever 21 chính thức nộp đơn phá sản

Forever 21, thương hiệu thời trang tuổi teen từng làm náo loạn hàng loạt trung tâm thương mại của Mỹ, vừa thông báo đã nộp đơn xin phá sản.

Sau khi nộp đơn xin phá sản, chuỗi này tiết lộ với CNN rằng họ sẽ đóng cửa tới 178 trong số hơn 800 cửa hàng của mình, mặc dù trong thư gửi cho khách hàng, hãng thông báo rằng: "Quyết định về việc các cửa hàng trong nước vẫn đang diễn ra, chúng tôi chờ kết quả từ các cuộc thương thảo với chủ nhà".

Công ty này cho biết thêm: "Tuy nhiên, chúng tôi hi vọng một số lượng đáng kể các cửa hàng sẽ vẫn mở và hoạt động như bình thường. Chúng tôi không mong đợi rút lui khỏi bất kì thị trường lớn nào ở Mỹ".

forever-211200xx1280-720-0-10-15670832761931038352013

Khuyến mãi liên miên nhưng các cửa hàng Forever 21 vẫn vắng khách. (Ảnh: Bizj).

Linda Chang, Phó Chủ tịch điều hành của công ty, cho biết rằng: "Đây là một bước quan trọng và cần thiết, để đảm bảo tương lai của công ty. Việc này cho phép chúng tôi tổ chức lại hoạt động kinh doanh và tái định vị Forever 21".

Cuối tháng 8, công ty đã đàm phán để có thêm nguồn tài chính và làm việc với một nhóm các cố vấn, để giúp tái cơ cấu các khoản nợ. Forever 21 nói rằng họ đã nhận một vài khoản trợ cấp vốn gồm 275 triệu USD từ ngân hàng JPMorgan Chasse và 75 triệu USD từ một quỹ mới là TPG Sixth Street Partners.

Forever 21 được thành lập vào năm 1984, bởi hai vợ chồng Jin Sook và Do Won Chang. Đến nay, họ đã có hơn 800 cửa hàng tại Mỹ, châu Âu, châu Á và Mỹ Latinh. Forbes thống kê vợ chồng này có tài sản ròng trị giá 1,5 tỉ USD.

Hãng này cung cấp đa dạng hàng như phụ kiện, sản phẩm làm đẹp, đồ gia dụng và quần áo cho phụ nữ, nam giới và nữ sinh. Sản phẩm của Forever 21 dành đủ mọi lứa tuổi, bắt đầu từ trẻ biết đi. Doanh thu hàng năm của thương hiệu này vào  3,4 tỉ đô la với 30.000 nhân viên.

Những năm 2000, tần suất nhập hàng mới ở các cửa hàng lớn của thương hiệu này là 1-2 ngày/lần. Forever 21 luôn khẳng định: "Chúng tôi luôn có những kiểu dáng mới nhất".

Chuỗi này đã xây dựng các cửa hàng đồ sộ, lên đến bốn tầng và rộng 90.000 mét vuông, với 151 phòng ở trung tâm Quảng trường Thời đại của New York. Trong khi nhiều nhà bán lẻ bắt đầu giảm bớt mạng lưới cửa hàng của họ trong những năm gần đây, thì Forever 21 vẫn mở thêm cửa hàng cho đến năm 2016.

190724-forever-21-store-front-ew-257p_6082fb823292591011d2aad8265c55b3

Những cửa hàng của Forever 21 đều rất đồ sộ, chiếm nhiều diện tích. (Ảnh: CNBC).

Trước khi rơi vào tình trạng phá sản, Forever 21 từng dính liên tiếp bê bối như an toàn lao động, vi phạm bản quyền với hơn 50 vụ kiện lớn nhỏ và các bê bối liên quan đến tôn giáo.

Phá sản đang là "căn bệnh" chung của ngành bán lẻ thời trang truyền thống. Ngành này đang gặp khó khăn trong những năm gần đây, khi chu kì thời trang rút ngắn và người dùng trẻ tuổi chuyển từ trung tâm thương mại sang mua hàng trực tuyến. Mức nợ cao và chi phí thuê mặt bằng cũng đã gây gánh nặng cho các nhà bán lẻ truyền thống.

Trong những năm gần đây, ngay cả các nhà bán lẻ hùng mạnh cũng đã đóng cửa các cửa hàng hoặc nộp đơn xin phá sản. Cho đến nay, các nhà bán lẻ ở Hoa Kỳ đã công bố đóng cửa hơn 8.200 cửa hàng, vượt quá tổng số 5.589 của năm ngoái, theo nghiên cứu của Coresight. 

Hai hãng Payless và Gymboree đều nộp đơn xin phá sản lần thứ 2, đóng cửa gần 3.000 cửa hàng của họ.

Việc đóng cửa các cửa hàng bán lẻ tiếp theo dự kiến sẽ chồng chất nhau và có thể đạt  mốc 12.000 vào cuối năm 2019, Coresight dự đoán.

hm-clothes-store-today-180614-teasecaeb7ebd0c281285eafa292d621e41eefit-760w-15670833344621787931127

Từ đẩy mạnh khuyến mãi, chuyển sang thời trang bình dân, H&M phải ra mắt dịch vụ cho thuê đồ vẫn không có được tình hình kinh doanh khả quan hơn. (Ảnh: CNBC).

Sau khi đóng cửa khoảng 140 cửa hàng bán lẻ vào năm 2018, H&M điều chỉnh lại kế hoạch mở cửa hàng trong năm nay từ 175 thành 130 cửa hàng trên toàn thế giới. Ngay lập tức, chuỗi cửa hàng bán lẻ bị cắt giảm quá mức ở châu Âu và sẽ tiếp tục giảm các cửa hàng thương hiệu H&M trên khắp lục địa trong năm nay.

Zara cũng đã đóng 355 cửa hàng vào năm ngoái, nhiều hơn 76% so với dự kiến ban đầu. Năm nay, hãng này chuẩn bị đóng thêm 250 cửa hàng. Các thương hiệu bán lẻ thời trang đang phải giảm bớt các mặt hàng bán chậm, phần nhiều vì hành vi tiêu dùng của khách hàng nay đang hướng về mua sắm trực tuyến.

Tuy không đến nổi đóng cửa liên miên trên toàn thế giới nhưng trước làn sóng tẩy chay đồ Nhật, Uniqlo đang ngừng kinh doanh nhiều cửa hàng ở Hàn Quốc. Hãng này đang phải theo đuổi thời trang giá rẻ để bám trụ trước làn sóng mua sắm trực tuyến.

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.