Hãng thời trang Forever 21 sắp phá sản

Biểu tượng thời trang một thời Forever 21 đang chuẩn bị hồ sơ xin bảo hộ phá sản, khi tiền mặt dần cạn kiệt và hi vọng cải tổ cũng tối tăm.

Forever 21 phá sản, các trung tâm thương mại lớn khó khăn

Công ty Forever 21 đã đàm phán để có thêm nguồn tài chính và làm việc với một nhóm các cố vấn, để giúp tái cơ cấu các khoản nợ. Nhưng theo nguồn tin của Bloomberg, các cuộc đàm phán với những người cho vay có thể đã bị đình trệ. Do đó, Forever 21 đã chuyển sang một khoản vay khác, giúp công ty thực hiện việc tái cấu trúc sau khi phá sản.

Các đại diện của Forever 21 vẫn chưa đưa ra lời bình nào về thông tin này.

forever-21_1200xx1280-720-0-10

Khuyến mãi liên miên nhưng các cửa hàng Forever 21 vẫn vắng khách. (Ảnh: Bizj).

Nhà đồng sáng lập Forever 21 - Do Won Chang, đến nay vẫn duy trì cổ phần kiểm soát tại Forever 21. Việc này đã hạn chế các lựa chọn vay vốn của họ. Dù vậy, Forever 21 vẫn có khả năng đạt thỏa thuận vào phút chót, để không phải đệ đơn lên tòa án.

Theo các nguồn tin thân cận, một hồ sơ xin phá sản sẽ giúp công ty rũ bỏ các cửa hàng không có lợi nhuận, và tái cấp vốn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó lại gây rắc rối cho chủ sở hữu các trung tâm thương mại lớn như Simon Property Group hay Brookfield Property Partners.

Forever 21 là một trong những đơn vị thuê lớn nhất cho các trung tâm thương mại này. Nếu chuỗi thời trang đóng cửa một lượng lớn các cửa hàng như một phần của việc tái cấu trúc, các chủ trung tâm thương mại có thể gặp khó khăn trong việc tìm mối lấp đầy chỗ trống. 

Tính đến hết tháng 3/2019, Forever 21 là khách thuê lớn thứ 6 của Simon Property Group, với 99 gian hàng có tổng diện tích gần 140.000 m2.

Forever 21 được thành lập vào năm 1984, bởi hai vợ chồng Jin Sook và Do Won Chang. Đến nay, họ đã có hơn 800 cửa hàng tại Mỹ, châu Âu, châu Á và Mỹ Latinh. Hãng này cung cấp đa dạng mặt hàng như phụ kiện, sản phẩm làm đẹp, đồ gia dụng và quần áo cho phụ nữ, nam giới, nữ sinh. Sản phẩm của Forever 21 dành đủ mọi lứa tuổi, bắt đầu từ trẻ biết đi.

Trước khi rơi vào tình trạng này, Forever 21 từng dính liên tiếp bê bối, như an toàn lao động, vi phạm bản quyền với hơn 50 vụ kiện lớn nhỏ và các bê bối liên quan đến tôn giáo.

hm-clothes-store-today-180614-tease_caeb7ebd0c281285eafa292d621e41ee

Từ đẩy mạnh khuyến mãi, chuyển sang thời trang bình dân, H&M phải ra mắt dịch vụ cho thuê đồ vẫn không có được tình hình kinh doanh khả quan hơn. (Ảnh: CNBC).

Zara, H&M, Uniqlo quay cuồng đóng hàng trăm cửa hàng

Phá sản đang là "căn bệnh" chung của ngành bán lẻ thời trang. 

Hồi tháng 5, Arcadia Group, nhà bán lẻ thời trang sở hữu các thương hiệu Topshop và Topman có trụ sở tại London, đã nộp đơn xin phá sản ở Mỹ. Ngay cả thương hiệu lớn như Wet Seal cũng phải đóng hàng loạt cửa hàng tại Mỹ, do suy giảm doanh số.

Sau khi đóng cửa khoảng 140 cửa hàng bán lẻ vào năm 2018, H&M điều chỉnh lại kế hoạch mở cửa hàng trong năm 2019, từ 175 thành 130 cửa hàng trên toàn thế giới. Ngay lập tức, chuỗi cửa hàng bán lẻ thời trang nhanh này bị cắt giảm quá mức ở châu Âu và sẽ tiếp tục giảm các cửa hàng thương hiệu H&M trên khắp lục địa trong năm nay.

Zara cũng đã đóng 355 cửa hàng vào năm ngoái, nhiều hơn 76% so với dự kiến ban đầu. Năm 2019, nhà bán lẻ thời trang này chuẩn bị đóng thêm 250 cửa hàng. 

Các thương hiệu bán lẻ thời trang đang phải giảm bớt mặt hàng bán chậm, phần nhiều vì hành vi tiêu dùng của khách hàng nay đang hướng về mua sắm trực tuyến.

Tuy không đến nổi đóng cửa liên miên trên toàn thế giới, nhưng trước làn sóng tẩy chay đồ Nhật, Uniqlo cũng đang ngừng kinh doanh nhiều cửa hàng ở Hàn Quốc. Hãng này đang phải theo đuổi thời trang giá rẻ để bám trụ trước làn sóng mua sắm trực tuyến.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.