Hàng trăm bộ máy lạnh cũ nghi nhập lậu từ Campuchia về TP HCM gia công bán lại

Khoảng hơn 300 bộ máy lạnh đã qua sử dụng đã bị lực lượng quản lí thị trường TP HCM tạm giữ do không xuất trình được hóa đơn, chứng từ. Theo cơ quan chức năng, lượng hàng trên có khả năng là vận chuyển lậu từ Campuchia về gia công lại để bán.
 - Ảnh 1.

Hàng trăm bộ máy lạnh nghi nhập lậu từ Campuchia về đã bị cơ quan chức năng tạm giữ. (Ảnh: Đ.V).

Sau một thời gian điều tra, theo dõi, ngày 29/11, Đội quản lí thị trường số 27 (thuộc Cục Quản lí thị trường TP HCM) đã tiến hành kiểm tra kho hàng nằm trên đường Hồ Học Lãm, Quận 8 (TP HCM), phát hiện cơ sở này đang lưu giữ gần 300 bộ máy lạnh (300 cục nóng và 300 cục lạnh) có giá trị ước tính khoảng 700 triệu đồng.

Tại thời điểm làm việc với cơ quan chức năng, đại diện cơ sở trên không xuất trình được hóa đơn chứng từ mua bán, xuất xứ nguồn gốc. 

Theo điều tra ban đầu, cơ sở này hoạt động khoảng hơn 2 tháng nay, và khả năng số hàng trên được đưa từ Campuchia về tập kết tại TP HCM thông qua đường bộ, sau đó sẽ gia công và tiếp tục đưa đi các nơi tiêu thụ. 

Hiện lô hàng trên đang được tiếp tục kiểm đếm, tạm giữ để xử lí theo quy định pháp luật.

Thời gian qua, nhiều lần cơ quan chức năng bắt giữ các lô hàng máy lạnh đã qua sử dụng vận chuyển lậu bằng đường bộ từ Campuchia qua các tỉnh giáp ranh ở khu vực miền Tây Nam Bộ và sau đó đưa về tập kết tại các kho xưởng ở các quận huyện ngoại thành của TP HCM để tiếp tục "gia công" đưa đi tiêu thụ. 

Trong đó, phần lớn sản phẩm máy lạnh đã qua sử dụng có nguồn gốc từ Nhật Bản được nhập về với giá khá rẻ so với sản phẩm mới đang được kinh doanh trong nước.

 - Ảnh 2.

Kho hàng tập kết nhiều bộ máy lạnh nghi nhập lậu chuẩn bị gia công thêm trước khi đưa đi tiêu thụ. (Ảnh: Đ.V).

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.