Hàng trăm hộ dân ‘đói điện’ bên cạnh nhà máy thủy điện

Mặc dù nhiều năm sống bên cạnh nhà máy thủy điện, nhưng hàng trăm hộ dân thôn Phú Vinh vẫn phải sống trong cảnh đèn dầu, bình ắc quy…
 

Gần nhà máy thủy điện nhưng hơn 20 năm không có điện

hang tram ho dan doi dien ben canh nha may thuy dien
Nhiều năm không có điện người dân phải dùng bình ắc quy thay thế. (Ảnh: Trang Anh).

Vào những ngày cuối năm chúng tôi vượt hàng trăm km từ TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) về thôn thôn Phú Vinh(xã Quảng Phú, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) để tìm hiểu cuộc sống của bà con nơi đây.

Con đường từ xã vào thôn, gập ghềnh sỏi đá, nhiều đoạn đèo uốn khúc, hiểm trở khiến các tài xế phải vững vàng tay lái. Sau nhiều tiếng đồng hồ rong rủi trên các cung đường chúng tôi cũng tìm được về đến thôn.

Tại đây, những ngôi nhà lụp xụp, được dựng lên tạm bợ nằm chênh vênh giữa núi đồi. Lâu lâu, những đứa trẻ với đầu trần, chân đất í ới gọi nhau đùa nghịch dưới nền đất nóng bỏng.

Thấy có người lạ vào thôn lũ trẻ đưa mắt nhìn nhau rồi chạy toán loạn. Tuy nhiên, chúng vẫn đứng nép vào hông nhà hay bụi cây rồi đưa ánh mắt tò mò nhìn chúng tôi.

hang tram ho dan doi dien ben canh nha may thuy dien
Nhà nào khá giả hơn thì sử dụng tấm năng lượng mặt trời, nhưng mùa mưa thì cũng "đói điện". (Ảnh: Trang Anh).

Sau một hồi hỏi thăm, chúng tôi cũng tìm được đến nhà anh Lục Văn Hiệp, Trưởng thôn Phú Vinh.

Theo anh Hiệp, hiện nay toàn thôn có 350 hộ dân với gần 1.200 nhân khẩu, đa số là đồng bào dân tộc H’Mông.

Tuy nhiên, nhiều năm qua, người dân không được sống trong ánh sáng của lưới điện quốc gia. Do đó, đời sống của người dân vô cùng khó khăn, vất vả, mù thông tin, lạc hậu so với những nơi khác.

Bên cạnh đó, không có điện khiến các em nhỏ không có ánh sáng để học tập, trình độ dân trí của thôn thấp.

Ngoài ra, các hoạt động sản xuất nông nghiệp bơm nước, xay nghiền nông sản người dân cũng cũng dùng máy nổ mã lực lớn nên tiêu tốn không ít nhiên liệu.

Cũng theo người dân nơi đây, năm 2004, khi Thủy điện Buôn Tua Srah đi vào hoạt động, tích nước thì cư dân nơi đây phải chuyển dần lên khu vực cao, sát tỉnh lộ 4B để sinh sống.

Đến tháng 6/2016, thôn Phú Vinh đã được UBND tỉnh thành lập. Mặc dù từ thôn Phú Vinh mọi người có thể nhìn thấy nhà máy Thủy điện Buôn Tua Sarh, nhà máy thủy điện lớn tầm cở ở khu vực Tây Nguyên với công suất 86MW nhưng hơn 20 năm qua người dân nơi đây vẫn không có ánh sáng điện lưới quốc gia.

Tivi, tủ lạnh, nồi cơm điện… là điều xa xỉ

hang tram ho dan doi dien ben canh nha may thuy dien
Không có điện, chiếc máy nổ công suất lớn giúp người dân xay, nghiền nông sản. (Ảnh: Trang Anh).

Trò chuyện với chúng tôi, anh Phàng A Ninh (36 tuổi, trú thôn Phú Vinh) cho biết, gần 20 năm qua gia đình anh phải sử dụng đèn dầu, bình ắc quy để thắp sáng.

Tuy nhiên, nhận thấy sự khó khăn vất vả nên năm ngoái anh đã gom góp được 4 triệu đồng để mua tấm năng lượng mặt trời.

Giờ đây, cả gia đình 6 người của anh chỉ có một chiếc bóng điện nhỏ bằng nắm tay trẻ em để thắp sáng.

Tuy nhiên, những ngày nắng thì gia đình anh mới có đủ năng lượng để thắp sáng, còn vào ngày mưa bóng đèn không sáng nổi, mà chỉ mờ ảo nên vẫn trong cảnh "đói điện".

“Trước kia mình nghĩ, nhà ở gần thủy điện thì chắc sẽ được ưu tiên kéo điện, cuộc sống đỡ phải tăm tối thế nhưng đợi mãi, đợi mãi chẳng thấy dự án nào kéo điện về làng. Gần 20 năm qua cả làng Phú Vinh sống trong cảnh tăm tối”, anh Ninh buồn bã nói.

Cách nhà anh Ninh không xa, anh Giàng A Hồng (35 tuổi, trú thôn Phú Vinh) cho biết, không có điện nên những vật dụng như tivi, nồi cơm điện… với gia đình anh là một điều xa xỉ.

Do không điện nên chập tối sau khi cơm nước xong, gia đình anh chẳng biết làm gì nên đành giăng màn đi ngủ để sáng mai tiếp tục đi làm.

Cuộc sống của các hộ gia đình nơi đây cũng chẳng khác gì gia đình anh, lặp lại suốt gần 20 năm qua.

Liên quan đến vấn đề trên, ông Vũ Hoàng Phú, Chủ tịch xã cho biết, trên địa bàn xã hiện nay có 2 thôn Phú Hòa và Phú Vinh chưa được phủ lưới điện.

Trước đó, Công ty Điện lực Đắk Nông đã kéo điện về thôn Phú Hòa và 1 phần thôn Phú Vinh (58 hộ được dùng điện).

Tuy nhiên, dự án này lại dừng lại và chưa thấy triển khai tiếp nên người dân vẫn đang từng ngày mong ngóng điện.

Theo ông Phú, chính quyền địa phương cũng đã kiến nghị các cấp để tạo điều kiện tiếp tục dự án phủ điện về thôn để người dân được phủ sáng dưới lươi điện.

Từ đó, người dân yên tâm lao động, sản xuất và tiếp cận gần hơn với nhưng thông tin và theo kịp thời đại.

hang tram ho dan doi dien ben canh nha may thuy dien Phi hành gia 'lỡ tay' gọi điện cho cảnh sát từ vũ trụ

Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) được trang bị hệ thống liên lạc có cùng giao thức với các trạm viễn thông mặt đất nên ...

hang tram ho dan doi dien ben canh nha may thuy dien Buôn nghèo đổi thay sau nhiều năm mỏi mòn chờ điện

Sau nhiều năm phải sử dụng đèn dầu, quạt tay… cuộc sống người dân khu vực làng Ea Kiêu bước sang trang mới với nhiều ...

hang tram ho dan doi dien ben canh nha may thuy dien Sau hơn 30 năm chờ đợi, điện đã về với thôn 'đèn dầu' Nà Ven

Sau hơn 30 năm sống trong bóng tối, phụ thuộc vào đèn dầu thì vào dịp Tết Nguyên Đán năm nay người dân thôn Nà ...

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.