Buôn nghèo đổi thay sau nhiều năm mỏi mòn chờ điện

Sau nhiều năm phải sử dụng đèn dầu, quạt tay… cuộc sống người dân khu vực làng Ea Kiêu bước sang trang mới với nhiều đổi thay khi được sống trong ánh sáng điện và tiếp cận với nhiều hơn với sự phát triển bên ngoài.
 
buon ngheo doi thay sau nhieu nam moi mon cho dien
Làng Ea Kiêu "thay da, đổi thịt" sau hàng chục năm mong chờ điện. (Ảnh: Trang Anh)

Vào những ngày cuối năm, dưới tiết trời se lạnh, chúng tôi co mình đi trong cơn gió rét buốt để tìm làng Ea Kiêu (thôn Ea Boa, xã Ea Trang, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk). Thời gian trước kia khi chúng tôi đến đây thì ngôi làng vẫn còn nghèo, nằm heo hút, biệt lập trong rừng với nhiều thiếu thốn, đặc biệt là thiếu điện và nước sạch.

Tuy nhiên, giờ đây ngôi làng như "thay da, đổi thịt" khi nhà cửa người dân đã khang trang hơn, tivi, nồi cơm điện... đã được người dân sắm sửa đầy đủ chuẩn bị cho cái tết ấm no, hân hoan.

Theo những hộ dân nơi đây, hàng chục năm qua mọi người khu vực này phải sinh sống trong ánh đèn dầu, thiếu thốn các thiết bị điện nên gặp nhiều khó khăn. Không những thế việc không có điện cũng ảnh hưởng đến việc học tập của các em nhỏ do ít được tiếp cận những kiến thức mới bên ngoài.

Tuy nhiên, do được sự quan tâm của nhà nước, qua thời gian dài khảo sát, kiểm tra, vừa qua Công trình trong khuôn khổ Dự án Cấp điện nông thôn từ lưới điện Quốc gia tỉnh Đắk Lắk (giai đoạn 1) đã làm sáng các nóc nhà dân buôn Ea Boa.

Được biết, công trình thuộc Dự án Cấp điện nông thôn từ lưới điện Quốc gia tỉnh Đắk Lắk (giai đoạn 1) – đầu tư một số thôn buôn có nhu cầu cấp thiết về điện, được khởi công từ giữa năm 2017 nhưng do điều kiện đi lại khó khăn (không thi công được trong mùa mưa do nằm biệt lập và đường quá khó đi) nên đến ngày 30/4/2018 mới hoàn thành.

Trong đó, khối lượng xây dựng gần 3,4 km đường dây trung áp; 1,5 km đường dây hạ áp cùng 1 TBA có dung lượng 100 kVA với tổng vốn đầu tư hơn 5 tỉ đồng.

buon ngheo doi thay sau nhieu nam moi mon cho dien
Bình ắc quy được người dân sử dụng trước khi điện về buôn. (Ảnh: Trang Anh)

Với nước da rám nắng, dáng người cao nhẳng, anh Chú Seo Dì (31 tuổi) cho biết, gia đình anh từ Tuyên Quang vào mảnh đất Ea Boa sinh sống và lập nghiệp từ năm 2005.

Khi anh vào khu vực này là đồi núi hẻo lánh, chỉ có lác đác vài nóc nhà dân ên đời sống còn có nhiều thiếu thốn.

Không những thế, con đường đi lại cũng rất khó khăn, nắng thì bụi, dốc cheo leo còn mưa xuống thì lầy lội, trơn trượt. Người dân muốn đi chợ mua đồ ăn hay vật dụng cũng rất khó khăn nên cả tuần hoặc 1 tháng mới đi một lần.

Bên cạnh đó, không có điện khiến sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn. Khi màn đêm xuống người dân sử dụng đèn dầu để thắp sáng hoặc sử dụng bằng bình ắc quy, máy phát điện nhờ sức nước.

Việc sinh sống đã khó khăn nên vấn đề tiếp xúc với thông tin bên ngoài xã hội và những kiến thức mới với người dân nơi đây càng trở nên xa vời hơn.

Tuy nhiên, vừa qua khi được các cấp chính quyền quan tâm, đưa điện về tận nhà thì đời sống người dân có nhiều thay đổi.

“Có điện về, gia đình tôi không lo không có ánh sáng vào buổi tối. Các con của tôi sẽ có điện học bài, có điện nấu cơm…

Có điện về, tôi dẹp bình ắc quy vào một góc, giờ việc nhà, cơm nước đỡ, tưới nương rẫy đỡ vất vả hơn bao nhiêu. Thời gian đó tôi để giành chăm con và lo cho các con học bằng bạn bằng bè”, anh Dì nói.

buon ngheo doi thay sau nhieu nam moi mon cho dien
Anh Sình cùng vợ và con quây quần xem tivi mới. (Ảnh: Trang Anh).

Cách đó không xa là gia đình anh Lù Seo Sình (26 tuổi). Gia đình anh cũng từ Hà Giang vào mảnh đất Đắk Lắk sinh sống và lập nghiệp từ năm 2008.

Khi chúng tôi đến, anh Sình cùng vợ và con đang tíu tít xem tivi cùng nhau. Thấy chúng tôi, anh Sình vui vẻ khoe “Thấy có điện về, mình đánh liều mua cái tivi về xem cho sướng. Có điện, nhiều cái hay và bổ ích lắm cô chú ạ”.

Theo anh Sình, trước đây mọi người chỉ sử dụng đèn dầu, nhà nào giàu thì dùng bình ắc quy. Sau đó dần dần người dân mới tạo ra máy phát điện bằng sức nước, sử dụng dòng chảy của suối.

buon ngheo doi thay sau nhieu nam moi mon cho dien
Những vật dụng bằng điện khác cũng được người dân sắm sửa. (Ảnh: Trang Anh)

Theo ông Hoàng Văn Cường, Trưởng Thôn Ea Boa, trong làng Ea Kiêu hiện có 52 hộ dân, trong đó, 100% hộ dân đều là người dân tộc H’Mông có gốc từ tỉnh Tuyên Quang và Lào Cai. Đây là một vùng di dân tự phát, được hình thành từ đầu những năm 2000.

Trước đó, chính quyền địa phương đã nhiều lần vận động, thuyết phục bà con ra ngoài khu trung tâm thôn Ea Boa sinh sống nhưng không mang lại kết quả.

Người dân chấp nhận sống biệt lập trong rừng, đối diện với nhiều khó khăn về giao thông, kinh tế...

Tuy nhiên, sau khi được nhà nước quan tâm, hỗ trợ để kéo điện về, đời sống người dân đã sang một trang mới. Hiện nay các nhà dân đã có điện thắp sáng, nấu nướng là tưới tiêu…

buon ngheo doi thay sau nhieu nam moi mon cho dien Người dân khốn khổ khi đi qua con đường xuống cấp, lởm chởm đá

Tuyến đường huyết mạch nối xã Ayun – Kông Htok với thị trấn Chư Sê thời gian gần đây đã bị xuống cấp nghiêm trọng. ...

buon ngheo doi thay sau nhieu nam moi mon cho dien Nếu định bỏ biên chế giáo viên, xin hãy xem những hình ảnh này!

Con đường để đến trường "gieo chữ" cho học sinh vùng cao hiện lên vừa khó khăn, nguy hiểm đến tính mạng bất cứ lúc ...

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.