Theo Bộ Tài Chính, chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội là chính sách cho không (51.000 đồng/hộ/tháng), mức hỗ trợ thấp, không gắn với điều kiện để khuyến khích sự tích cực, chủ động tham gia sản xuất, tăng thu nhập của người nghèo.
Ưu điểm của phương pháp này là đảm bả nguyên tắc hạn chế các chính sách hỗ trợ cho không, tăng chính sách hỗ trợ có điều kiện.
Tiếp đó, phương án hai, tích hợp các chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội, tập trung đầu mối quản lý nhà nước về các chính sách giảm nghèo, các chính sách an sinh xã hội được lồng ghép sẽ góp phần đẩy nhanh mục tiếu giảm nghèo.
Bắt đầu từ ngày 1/01/2019, Bộ Tài Chính sẽ bắt đầu thực hiện bãi bỏ, tích hợp chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội (Ảnh: Báo Hà Giang) |
Trong trường hợp này, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ LĐ-TB&XH chủ trì thực hiện CTMTQG Giảm nghèo bền vững, trình Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện tích hợp chính sách hô trợ tiền điện vào CTMTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
Cụ thể Bộ Tài Chính đã trình Thủ tướng Chính Phủ hai phương án đó là bãi bỏ chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội và bắt đầu có hiệu lực từ 1/01/2018.
Tiếp đó là “tích hợp chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội”, đồng thời đề nghị Thủ tướng cho phép bổ sung nguồn lực năm 2019-2020 để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững từ nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện.
Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo theo biểu giá ưu đãi được Chính phủ ban hành từ tháng 2-2011.
Theo đó, từ 1/3/2011 đến ngày 31/5/2014, các hộ nghèo được hỗ trợ giá điện 50kWh/tháng, tương ứng với 30.000 đồng một hộ mỗi tháng.
Tuy nhiên, qua thời gian vai trò của chính sách này cũng giảm dần và tỏ ra không còn phù hợp với thực tế, hơn nữa, trong thời gian qua, nhà nước cũng đã ban hành khá đầy đủ các chính sách an sinh, xã hội với mục tiêu hỗ trợ tốt hơn cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội.
Nhưng trong điều kiện nguồn lực nhà nước còn hạn chế, thực hiện chủ trương rà soát, tích hợp chính sách giảm nghèo giai đoạn 2017 – 2020 theo hướng giảm chính sách ỗ trợ cho không, tăng chính sách hỗ trợ có điều kiện.
Theo Bộ Tài chính, từ khi thực hiện chính sách này (2011-2017), khoảng 2.342 nghìn hộ nghèo, hộ chính sách xã hội đã được Nhà nước đã hỗ trợ tiền điện.
Trong đó, hộ nghèo chiếm khoảng 87% với kinh phí từ ngân sách Nhà nước hơn 8.000 tỷ đồng.
Năm 2018, Ngân hàng Nhà nước dự tính bố trí hơn 1.000 tỷ đồng để thực hiện hỗ trợ cho khoảng 1.800 nghìn hộ nghèo, chính sách xã hội.
Hà Nội sẽ xử lý nghiêm chủ nhà trọ thu tiền điện sai quy định
UBND TP Hà Nội vừa yêu cầu kiểm tra, xử lý nghiêm chủ nhà trọ thu tiền điện sai quy định. |
Tự sát sau khi nhận hóa đơn tiền điện 'khủng'
Lỗi là do nhân viên ghi số điện đã ghi nhầm từ 6.117,8 kw thành 61.178 kw. |
Ngôi nhà không tốn một đồng tiền điện của mẹ Việt ở Nhật
Gia đình chị Ánh còn kiếm thêm tiền do lượng điện nhà mình tạo ra thừa nhu cầu sử dụng. |