Bộ Công Thương kêu 'nguy cơ thiếu điện' với Tổng bí thư

Thứ trưởng Công Thương cảnh báo 5-7 năm tới sẽ thiếu điện nếu các dự án điện mới không được đầu tư, triển khai.

Tại cuộc làm việc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Bộ Công Thương ngày 11/7, Thứ trưởng Công Thương Hoàng Quốc Vượng

cho biết, ngành điện đã có bước phát triển lớn, đảm bảo cung ứng đủ điện cho người dân; tăng trưởng điện sản xuất ở mức hai con số. "Đợt nắng nóng gay gắt vừa qua, người dân không còn chịu cảnh cắt điện luân phiên, thiếu điện như trước đây", ông nói.

Tuy nhiên, lãnh đạo ngành Công Thương cũng thẳng thắn cảnh báo nguy cơ thiếu điện trong 5-7 năm tới.

Ông trình bày nghịch lý giữa yêu cầu của xã hội về năng lượng xanh, môi trường sạch trong khi khả năng chi trả, thanh toán và giá năng lượng... hạn chế.

“Đi đâu cũng nói không được làm nhà máy điện than, thuỷ điện gây ngập lụt không nên phát triển nữa trong khi năng lượng tái tạo chi phí cao chưa thể phát triển nhanh... Để xin được địa điểm xây dựng nhiệt điện than rất khó, hầu hết các địa phương nói không với nhiệt điện”, ông nêu với Tổng bí thư.

Dẫn trường hợp các nước phát triển như Mỹ, Nhật, lãnh đạo ngành Công Thương cho hay, khi đóng cửa nhà máy nhiệt điện cũ, họ đều phát triển thay thế các nhà máy mới với công nghệ hiện đại hơn.

bo cong thuong keu nguy co thieu dien voi tong bi thu
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng đứng lên báo cáo về lĩnh vực năng lượng với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Nhật Bắc)

Khó khăn nữa, theo ông Vượng, là áp lực vốn phát triển các dự án điện trọng điểm. Theo tính toán, để đảm bảo kinh tế tăng trưởng bình quân 7% mỗi năm giai đoạn tới, công suất hệ thống điện tới năm 2025 là 96.000 MW, trong khi hiện con số này mới đạt 45.000 MW.

15 năm tới, mỗi năm cần bổ sung công suất mới 6.000 – 7.000 MW, khoảng 10 tỷ USD mỗi năm, chưa kể hệ thống truyền tải, phân phối… Áp lực này, theo ông Vượng với ngành năng lượng là rất lớn khi năng lực tài chính hạn chế.

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành điện theo ông Vượng cũng rất khó khăn. Hiện mới chỉ có 4 nhà máy điện BOT đưa vào sản xuất, 14 dự án khác vẫn đang đàm phán và hầu hết trong số này chậm tiến độ.

Mặt khác, các dự án năng lượng hầu hết là quy mô lớn, thời gian thi công dài, nhưng năng lực tài chính trong nước hạn chế.

Do vậy, ông Vượng đề nghị, cần một nghị quyết trong đó nêu lên định hướng lớn về phát triển năng lượng đến năm 2030.

Chính phủ cũng thành lập Ban chỉ đạo về phát triển năng lượng để giải quyết các vấn đề cụ thể, phát sinh trong thực tiễn, nhằm đẩy nhanh các dự án lớn, tương tự cách làm với thuỷ điện Sơn La trước đây.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Bình - Trưởng ban Kinh tế Trung ương cũng chia sẻ bài toán vốn phát triển của ngành điện "vô cùng nan giải".

Ông tính toán, với tăng trưởng 11-12%, mỗi năm cần gần 10 tỷ USD phát triển các dự án điện. Tới năm 2035, ít nhất cũng cần có 60 tỷ USD cho phát triển ngành này. "Với tỷ lệ nợ công hiện nay, ngân sách không thể có thêm tiền, vậy lấy đâu ra cho phát triển các dự án điện?", ông đặt câu hỏi và cho rằng, cách tiếp cận mới là khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào các dự án điện.

Nêu quan điểm của Chính phủ trước Tổng bí thư, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng một lần nữa nhấn mạnh, cân bằng giữa nhu cầu cung ứng điện và vốn đầu tư ngành điện... là thách thức lớn.

"Tương lai vài năm tới thiếu điện là hiện hữu, ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, đời sống người dân. Dự án điện nếu không có cơ chế đặc biệt, không thể huy động nguồn lực do liên quan tới bảo lãnh Chính phủ, huy động vốn nước ngoài...", ông Dũng nhấn mạnh.

bo cong thuong keu nguy co thieu dien voi tong bi thu
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi làm việc với Bộ Công Thương sáng 11/7. (Ảnh: Nhật Bắc)

Ông cho biết, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công Thương có giải pháp để không thiếu hụt điện trong tương lai. Theo đó, cần tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án điện chậm tiến độ có nguy cơ mất vốn, mua điện từ Lào... đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Cùng với đó, nhanh chóng đưa dự án lọc dầu Nghi Sơn đi vào sản xuất thương mại, bổ sung nguồn vào tăng trưởng kinh tế 2018 và phát triển mạnh nguồn điện tái tạo trong đó có thuỷ điện. "Chúng ta phải tiết kiệm từng giọt nước phát triển thuỷ điện tái tạo gắn với môi trường, bảo vệ thiên tai", Phó thủ tướng Dũng nhấn mạnh.

Nhấn mạnh vị trí quan trọng của ngành trong phát triển kinh tế, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng trong bối cảnh yêu cầu, nhiệm vụ mới sau đại hội XII của Đảng, Bộ Công Thương đã phải đối diện và xử lý "nhiều chuyện nội bộ đau lòng”.

Tổng bí thư nhắn nhủ ngành Công Thương, theo dõi sát thực tiễn tình hình trong nước, thế giới để không chệch về đường lối, bị động trước diễn biến khó lường. “Phải lường trước tất cả tình hình trong nước, thế giới và có dự báo thị trường, kiến nghị đề xuất cho chuẩn. Chỉ sợ không biết, chứ biết sẽ không sợ”, ông nhắc nhở.

Cũng tại buổi làm việc với Tổng bí thư, Chủ tịch Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) Nguyễn Phú Cường than phiền chuyện "địa phương nói không với dự án hoá chất",nhiều dự án sản xuất a xít, xút, ắc quy…của tập đoàn này đều bị địa phương từ chối do lo ngại vấn đề môi trường.

Theo ông Cường, sản phẩm của Vinachem chủ yếu phục vụ cho các ngành sản xuất công nghiệp, nếu đặt ở nơi xa xôi, hẻo lánh thì khó thu hút đầu tư, cạnh tranh. "Các địa phương, người dân cần có cách nhìn thiện cảm hơn, bình đẳng hơn với các doanh nghiệp sản xuất, miễn là họ tuân thủ các tiêu chuẩn chặt chẽ về môi trường", ông Cường đề nghị.

bo cong thuong keu nguy co thieu dien voi tong bi thu Bốn bộ ngành chi hơn 1.000 tỉ đi nước ngoài một nhiệm kỳ

Trong giai đoạn 2012-2016, bốn bộ ngành và sáu tỉnh cử trên 17.500 đoàn đi nước ngoài với gần 53.000 lượt cán bộ.

bo cong thuong keu nguy co thieu dien voi tong bi thu Bộ Công Thương báo cáo Tổng Bí thư về 12 dự án nghìn tỷ thua lỗ

Sáng 11/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có cuộc làm việc với cán bộ chủ chốt Bộ Công Thương. Tại cuộc làm việc, Bộ ...

bo cong thuong keu nguy co thieu dien voi tong bi thu Lo hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam khi Mỹ-Trung đối đầu thương mại

Mỹ đánh thuế vào hàng Trung Quốc sẽ khiến sản phẩm nước này tràn vào Việt Nam, theo đánh giá của Bộ trưởng Công Thương.

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.