Hiệp hội vận tải hàng hóa TP HCM: Chi phí vận tải cao, phí BOT chiếm... 25% doanh thu

Liên quan đến vấn đề chi phí vận tải cao, Hiệp hội vận tải hàng hóa TP HCM cho biết phí BOT đang chiếm tới 25% doanh thu.
 
chi phi van tai cao phi bot chiem 25 doanh thu
Phí BOT là một trong những nguyên dẫn dẫn đến chi phí vận tải cao. Ảnh minh họa: Di Linh

Ngày 16/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị toàn quốc về logistics, các giải pháp giảm chi phí, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông,

Đáng chú ý là Thủ tướng khẳng định rằng chi phí vận tải quá cao đang là rào cản lớn của kinh tế.

Theo Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP HCM, các nguyên nhân dẫn đến chi phí vận tải cao nhưng doanh nghiệp lại không có lãi, thậm chí là khó khăn và không khấu hao được đến từ các loại phí.

Cụ thể là phí bảo trì đường bộ chiếm 3%, phí BOT chiếm 25% trên doanh thu một tháng.

"Trong khi đó, nếu lỡ va chạm mà bị giam xe coi như là doanh nghiệp không hoạt động, không tạo ra được doanh thu nhưng phí vẫn phải đóng, vé tháng đã mua không trả lại được", Hiệp hội này cho biết.

Một vấn đề nữa dẫn đến chi phí vận tải cao là về bãi đỗ xe. Quy hoạch về bãi đỗ xe không có, doanh nghiệp tự tìm quỹ đất và đi thuê với giá cao, trung bình một tháng một xe tốn khoảng 5 triệu đồng.

chi phi van tai cao phi bot chiem 25 doanh thu Thủ tướng yêu cầu giảm mạnh chi phí logistics

"Quy định của Bộ GTVT về nâng hạng FC khiến tình trạng lái xe khan hiếm, quỹ lương, phụ cấp cho tài xế phải tăng nhiều để đảm bảo xe không ngừng hoạt động vì thiếu tài xế. Ngoài tài xế còn phải lương, phụ cấp cho phụ xế.

Hạ tầng giao thông không phát triển kịp với sự phát triển của lượng phương tiện dẫn đến tình trạng kẹt xe, rồi ngập úng khiến lưu thông khó khăn, thời gian vận chuyển với tuyến đường ngắn nhưng có khi phải tốn cả một ngày cho một chuyến hàng (ví dụ từ bãi xe ở quận 7 sang cảng Cát Lái quận 2).

Các chi phí khác như phần mềm giám sát hành trình, an toàn giao thông, các phương tiện cấp cho phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường…

Ngoài ra, về lãi suất cho vay mua xe là cao, hiện nay là 10-11%/năm, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng vốn vay không đủ lãi để trả lãi ngân hàng, không khấu hao được", Hiệp hội vận tải hàng hóa TP HCM cho biết.

Cũng theo đơn vị này, các doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp logistics có vốn đầu tư nước ngoài với tiềm lực vốn mạnh, một chuỗi logictis trong đó có cả giá vận tải hàng hóa đường bộ, dẫn đến tình trạng gom hàng, ép giá vận tải của các nhà vận tải nội địa.

Cắt giảm điều kiện kinh doanh vận tải

Theo TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), lĩnh vực giao thông vận tải có nhiều thủ tục, điều kiện kinh doanh vô lý.

Vị này cho rằng cần phải bỏ khoảng nửa điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải nhằm giảm chi phí.

Liên quan đến vấn đề ông Cung nêu ra, Bộ trưởng GTVT cho biết hiện Bộ này đã rà soát và tới đây sẽ báo cáo Chính phủ cắt giảm hơn 300 thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh, tương đương cắt giảm hơn 60%, dù Thủ tướng chỉ yêu cầu cắt giảm 50%.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.