(Ảnh: Thời báo) |
Nhiều người nói rằng hạn chế tiêm vắc-xin là để tránh nguy cơ con bị tự kỷ và để hệ miễn dịch của trẻ tự hoạt động.Thậm chí trên mạng xã hội facebook còn có nhiều fanpage được lập ra với hàng nghìn thành viên có nội dung liên tiếp khẳng định vắc-xin phòng bệnh là vô dụng, thậm chí là nguyên nhân gây bệnh, không tiêm vắc-xin cho trẻ...
Trước thực trạng này, nhiều bác sĩ chuyên khoa Nhi lên tiếng phản đối và cho rằng đằng sau việc lôi kéo nhiều người không tiêm vắc-xin cho trẻ là có động cơ, trong khi hậu quả để lại cho trẻ rất nguy hiểm.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM cho biết: Một số ông bố, bà mẹ do không dám thừa nhận vấn đề sức khỏe của con là do bố mẹ nên họ lấy vắc-xin ra làm bình phong giải tỏa tâm lý. Tuy nhiên, hiện 80% bệnh nhi điều trị tại khoa là do không tiêm phòng. Việc bài trừ vắc-xin đã xuất hiện từ lâu trên thế giới, nhưng nhanh chóng được chấn chỉnh. Nhiều nước còn quy định nếu trẻ không chích ngừa sẽ không được tới lớp. Muốn đi học phải kèm theo sổ chích ngừa, tránh gây bệnh cho cộng đồng…
BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh bệnh viện Nhi Đồng 1 khẳng định: “Anti vaccine là có tội với sức khoẻ dân tộc” (Ảnh: Công an) |
Từ khi Edward Jenner (Anh) nhận thấy mủ đậu mùa ở bò lây sang người thì người đó không mắc bệnh đậu mùa nữa; sau đó, năm 1796, ông dùng mủ đậu bò tiêm cho người khác thì cho kết quả tương tự, tức người đó phòng được bệnh đậu mùa. Từ đó cho đến nay, việc phòng bệnh bằng vắc-xin đã là một trong những biện pháp chủ lực phòng bệnh của nhiều quốc gia trên thế giới.
Cơ thể sẽ gặp nhiều nguy hiểm nếu không được tiêm chủng vắc-xin (Ảnh: Soha) |
Theo CBS News, tháng 05/2017, tiểu bang Minnesota của Mỹ đang hứng chịu dịch sởi tồi tệ nhất trong gần 30 năm qua bởi tình trạng tẩy chay vắc-xin sởi. Hầu hết những người mắc bệnh sởi đều là trẻ em người Mỹ gốc Somali chưa được tiêm chủng vắc-xin sởi.
Theo Ủy ban y tế Minnesota, cộng đồng người Mỹ gốc Somali ở Minnesota đã tẩy chay vắc-xin sởi sau khi tiếp cận những thông tin sai lệch về nguy cơ do vắc-xin gây ra.
Tiêm vắc xin phòng bệnh có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với trẻ (Ảnh: báo xây dựng) |
Thực tế, thế giới thành công trong việc dùng vắc-xin để nhằm giảm số trẻ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều bệnh có khả năng truyền nhiễm cao như sởi, rubella, quai bị, bạch hầu và bại liệt. Nếu như những đứa trẻ lớn lên trong một cộng đồng không có miễn dịch, một cộng đồng yếu ớt trước sự tấn công của bệnh tật thì cơ thể của đứa trẻ đó chắn chắn sẽ không được khỏe mạnh.
Tỉ lệ biến chứng do cơ địa của trẻ hay tử vong do bệnh nền xảy ra sau khi tiêm chủng làm lý lẽ cho "anti vắc-xin", điều này dẫn đến sự lơ là và bỏ dở tiêm chủng, hậu quả đã hiện hữu trên diện rộng. Năm 2014, hơn 100 trẻ ở Việt Nam tử vong do bệnh sởi, căn bệnh tưởng chừng đã được thanh toán thành công bởi chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
Nhiều trẻ mắc bệnh nguy kịch do cha mẹ thờ ơ với việc chích ngừa vắc-xin (Ảnh: thời báo) |
Từ một vài ca tai biến mà nhiều người tìm cách bài trừ tiêm vắc-xin cho con. Hậu quả khi dịch bệnh đến phải trả giá nặng nề, đó là sinh mạng của hàng trăm đứa trẻ. Với rất nhiều ông bố, bà mẹ đó là sự hối hận có thể kéo dài đến suốt đời khi con cái phải sống trong di chứng. Vậy nên, tiêm vắc-xin phòng bệnh là thể hiện sự trách nhiệm của cha mẹ đối với con thơ.
Để tránh việc tiêm chủng tràn lan, kém hiệu quả, ảnh hưởng đến sức khỏe con trẻ, các bậc cha mẹ phải tìm hiểu kỹ thông tin, thời điểm tiêm phòng cho con và không phải vắc-xin nào cũng cần tiêm ngay lập tức.
Bãi bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng | |
Việt Nam sản xuất thành công vắc xin Sởi - Rubella | |
Bỏ sót đối tượng tiêm chủng, Bộ Y tế lo ngại dịch bệnh bùng phát |