Điểm qua một vài hình ảnh Trung thu đẹp năm 2022
Trung thu không chỉ là dịp trẻ em có cơ hội nô đùa mà còn là khoảnh khắc các gia đình có cơ hội được sum vầy, gắn kết bên nhau. Cùng điểm qua một vài hình ảnh đẹp với ý nghĩa đặc biệt trong bài viết sau.
Giới thiệu về Tết Trung thu
Trung thu là một trong những ngày lễ hội quan trọng trong văn hóa của người Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung. Ngày lễ này mang đến những ý nghĩa đặc biệt và có giá trị tinh thần to lớn.
Ngày nay, Trung thu không còn giữ được nhiều nét truyền thống từ xa xưa nhưng vẫn luôn có sức hấp dẫn đối với mọi thế hệ, dù ai cũng đều háo hức đón Tết Trung thu.
Tết Trung thu đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc gắn liền với truyền thuyết vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng chơi, sau đó trở về ra lệnh lấy ngày Rằm tháng 8 mở lễ hội vui chơi, rước đè thưởng trăng.
Tại Việt Nam, Tết Trung thu có từ thời trống đồng Ngọc Lũ, hình ảnh ăn mừng nhảy múa ngày trăng tròn mùa thu được in trên mặt trống và đa số các sự tích Trung thu Việt Nam gắn với chú Cuội và chị Hằng.
Từ xưa đến nay, Trung thu ở Việt Nam không khắc là mấy, cứ đến tháng 8 Âm lịch mỗi năm là mỗi gia đình đều háo hức chuẩn bị đón các Tết trung thu thật ấm cúng. Trong đó, bánh Trung thu là một món ăn mà bạn không nên bỏ qua trong dịp Tết Trung thu hàng năm.
Song song đó, bánh nướng và bánh dẻo đều là những loại bánh cũng rất được ưa chuộng trong dịp lễ này.
Nếu Trung Thu ở Trung Quốc thường múa rồng, bắn pháo bông thì ở Việt Nam người ta thường múa lân và kết hợp với một số tiết mục văn nghệ múa hát, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước. Hoặc mọi người sẽ cùng nhau tụ tập tại các nhà văn hóa thôn, xóm, quận để cùng nhau vui chơi ngày Tết này.
Một trong những điều không thể thiếu trong lễ Trung Thu đó chính là mâm cỗ cúng tổ tiên, ông bà. Đây được xem là một trong những phong tục quan trọng trong dịp lễ này.
Ngoài ra, Tết Trung thu còn được gọi là Tết Đoàn viên bởi đây là dịp mà các thành viên trong gia đình sum vầy cùng nhau. Song, đây còn là dịp để giáo dục cho thế hệ trẻ phải luôn giữ gìn nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
Có thể nói, Tết Trung thu luôn có ý nghĩa hết sức đặc biệt với những người con xa xứ, dù sống ở bất kỳ nơi đây, dù sang giàu hay nghèo khó cũng đều mong muốn được sống trong không khí Tết Trung thu truyền thống, bình dị và ấm áp ở quê nhà.
Một số hình ảnh Tết Trung thu ý nghĩa và đẹp nhất
Dưới đây là những hình ảnh Tết Trung thu với ý nghĩa hết sức đặc biệt mà bạn nên tham khảo.
Hình ảnh rước đèn Trung Thu
Rước đèn lòng là một trong những trò chơi dân gian của người dân Việt Nam vào dịp Tết Trung thu hằng năm. Khi đó, bọn trẻ có dịp vui vẻ, vui đùa cùng nhau dưới ánh đèn của chiếc đèn lồng.
Tại một số vùng nông thôn, người ta vẫn thường tổ chức cho trẻ em cùng nhau rước đèn đi khắp thôn, xóm và khu phố trong đêm Trung thu. Lễ hội này được phát động bởi chính quyền địa phương. Hoặc những nhóm thanh niên trong làng xóm, họ phân công nhau để sáng tạo ra những chiếc lồng đèn ông sao thật đẹp nhằm mục đích thi thố với nhau trong lễ rước đèn.
Mỗi một ngọn đèn được thắp sáng trong nhiều chiếc lồng đèn xinh xinh với đầy đủ các hình dạng khác nhau tựa như một ngọn đuốc soi sáng cho các bạn nhỏ tránh khỏi được những điều không may, đồng thời còn thỏa sức vui chơi để có một đêm Trung thu thật trọn vẹn, đủ đầy
Chính vì điều đó, phong tục “Rước đèn” ra đời mỗi đêm Rằm tháng 8 hàng năm.
Hình ảnh múa lân Trung Thu
Tương truyền rằng việc múa lân trong dịp lễ Tết Trung thu là tập tục bắt nguồn từ sự tích Phật Di Lặc hạ trần chế ngự lân để bảo vệ dân lành. Ta vẫn thường thấy trong màn trình diễn múa lân có một ông bụng phệ, đầu hói, mặc áo dài sặc sỡ, tay cầm quạt mo, mang mặt nạ cười toe toét đi theo đùa giỡn lân và khách xem múa, mà mọi người gọi là ông Địa, đó chính là Đức Phật Di Lặc hoá thân thành để chế ngự con lân.
Truyền thuyết kể vào thuở khai thiên lập địa, Lân là một con thú rất hung dữ, chuyên ăn thịt người và năm nào cũng xuất hiện phá phách vào mỗi dịp tết Trung Thu. Ông Địa lấy cỏ linh chi cho nó ăn và thu phục được nó, biến nó thành con thú hiền lành không còn quậy phá dân lành và chỉ biết ăn thực vật.
Kể từ đó, hằng năm ông Địa lại dẫn lân đi vui Tết trung thu cùng mọi người và ban phước lành, may mắn, ấm no đến cho mọi nhà. Lân xuất hiện ở đâu thì ở đó tà ma bị loại trừ, nhân dân hạnh phúc, đất đai màu mỡ.
Hình ảnh bày cỗ Trung Thu
Đây được xem là một trong những tục lệ đẹp thể hiện lòng biết ơn của người Việt Nam đối với ông bà, tổ tiên của mình.
Cũng có truyền thuyết kể rằng, mâm cỗ Trung thu là một hình thức để mọi người cầu mong mưa thuận gió hòa cho một năm làm ăn sung túc, đủ đầy. Tục phá cỗ đêm trăng được xem là một trong những món quà của tổ tiên, ông bà dành cho con cháu với mong ước gia đình được đoàn viên, no ấm và hạnh phúc.