Ngắm nhìn hình ảnh Tết Trung thu ngày xưa đầy hoài niệm

Mùa trăng tròn 2022, hãy cùng nhìn lại những hình ảnh Tết Trung thu ngày xưa để khơi dậy những ký ức tuổi thơ quý báu bên gia đình, bạn bè thân yêu và biết thêm về lịch sử văn hoá lễ hội trông trăng của dân tộc.

‏“Trở về tuổi thơ” với những hình ảnh Tết Trung thu ngày xưa‏

‏Tết Trung thu đã trải qua rất nhiều biến đổi từ thời ông bà ta đến nay, mỗi giai đoạn đều có một nét đặc trưng riêng. Trên thực tế, vẫn chưa có tài liệu lịch sử ghi chép cụ thể nào về việc Tết Trung thu xuất hiện từ bao giờ và ai là người đã đem văn hoá này đến với đất nước Việt Nam. ‏

‏Tuy nhiên, chúng ta có thể chắc chắn một điều rằng, dịp Rằm tháng 8 đặc biệt đã có từ rất lâu và nét đẹp văn hoá truyền thống này đã được lưu giữ qua những  hình ảnh Tết Trung thu ngày xưa sau đây:‏

Các loại lồng đèn giấy được làm thủ công với nhiều hình dáng độc đáo, tinh xảo là một nét đặc trưng của Tết Trung thu ngày xưa. ‏‏(Ảnh: ‏‏Kiến thức)

Bên cạnh những chiếc lồng đèn giấy là những chiếc lồng đèn kéo quân được lồng ghép những hình ảnh lịch sử, văn hóa sống động, mỗi chiếc lồng đèn là một hình ảnh với từng ý nghĩa khác nhau. (Ảnh: Kiến thức)

Gian hàng đồ chơi với hàng loạt búp bê giấy được khắc họa dựa trên những hình ảnh dân gian quen thuộc như: các vị tướng quân, binh lính, các thiếu nữ,... (Ảnh: Kiến thức)

Từng món đồ chơi đều được khắc họa một cách tỉ mỉ, từ những đường nét sắc sảo của các vị anh hùng lịch sử, các linh vật truyền thống như Lân, Phụng đến những chiếc xe hiện đại. (Ảnh: Kiến thức)

Tiến sĩ giấy là một trong những món đồ chơi được nhiều trẻ em yêu thích nhất. Đây cũng là món quà ý nghĩa nhất mà người lớn dành tặng cho con cháu của mình với ước mong các bé sẽ chăm ngoan học hành, đỗ đạt thành tài. (Ảnh: Kiến thức)

Mâm cỗ cúng Tết Trung thu ngày xưa được bày trí với các loại hoa quả, bánh kẹo, lồng đèn và đồ chơi vô cùng đa dạng, khiến các em thiếu nhi không thể rời mắt. Thông thường, đợi tới khi phá cỗ ông bà, cha mẹ sẽ phân chia cho các bé những chiếc lồng đèn lấp lánh để cùng nhau rước đèn. (Ảnh: Kiến thức)

Trẻ em háo hức trông chờ màn trình diễn múa lân tạo nên một bầu không khí sống động và vui tươi. (Ảnh: Kiến thức)

Chiếc đèn lồng hình con cua khổng lồ này đã khiến các em thiếu nhi phải ngắm nhìn một cách trầm trồ. (Ảnh: Kiến thức)

*Những hình ảnh trên nằm trong bộ sưu tập của Viện Viễn Đông Bác cổ của Pháp (Ecole Francaise d'Extrême – Orient), được lưu trữ tại Thư viện Khoa học Xã hội.‏

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số hình ảnh đặc sắc dưới đây:

Cửa hàng bánh Trung thu Đông Hương Viên là một thương hiệu nổi tiếng trong những năm tháng xưa cũ. (Ảnh: Khoahoc.tv)

Mỗi mùa Trăng rằm, các cửa hàng bánh Trung thu Đông Hưng Viên sẽ được trang trí bằng những cách khác nhau, ví dụ như hình ảnh chị Hằng Nga và Thỏ Ngọc trên đây. (Ảnh: Nhạc Vàng)

Một khu chợ đông đúc, nhộn nhịp tại Hà Nội vào năm 1987. Mọi người bận rộn mua sắm các loại bánh trái để chuẩn bị cho việc trang trí mâm cỗ cúng Tết Trung thu. (Ảnh: Khoahoc.tv)

Trung thu là dịp trẻ em nô nức cùng cha mẹ đi chợ để lựa chọn những chiếc lồng đèn sặc sỡ, lấp lánh cho riêng mình. (Ảnh: Khoahoc.tv)

Những chiếc lồng đèn rực rỡ khiến trẻ nhỏ không thể rời mắt. (Ảnh: Khoahoc.tv)

Chắc hẳn bất kỳ em bé nào cũng sẽ thích thú, vui sướng khi được cầm chiếc lồng đèn xinh đẹp trong tay. (Ảnh: Nhạc Vàng)

Bắt đầu từ những năm 90, các loại lồng đèn bằng giấy kính với nhiều màu sắc và kiểu dáng hiện đại như chiếc tàu, máy bay, con bướm,... đã trở nên thịnh hành hơn.(Ảnh: Nhạc Vàng)

 

Đèn lồng hình cá hóa rồng là mẫu mã đắt đỏ nhất do quá trình thiết kế đòi hỏi sự tỉ mỉ trong từng đường nét cầu kỳ. (Ảnh: Nhạc Vàng)

Trong khi đó, lồng đèn cá chép chính là kiểu dáng vừa rẻ lại vừa đẹp và là mẫu lồng đèn được các em thiếu nhi rất ưa chuộng. (Ảnh: Nhạc Vàng)

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.