Clip những hố bom titan từ trên cao- Thực hiện: NAM TRẦN
Theo UBND Bình Thuận, ở địa phương hiện có 7 giấy phép khai thác khoáng sản titan-zircon với diện tích hơn 2.542 hecta. Tất cả các dự án đều do Bộ TN-MT cấp và hiện nay đã tạm ngưng hoạt động do chưa đủ điều kiện khai thác.
Xung quanh vấn đề khai thác, sử dụng khoáng sản titan-zircon theo hướng bền vững ở Bình Thuận, một số nhà khoa học đã chỉ ra hàng loạt bất cập. Theo đó, nhiều ý kiến cho rằng đầu vào cho việc lập quy hoạch không chính xác cả về trữ lượng và đánh giá, nhận định về “sức mạnh kinh tế” do titan mang lại có sự “ảo tưởng”.
Mỏ khai thác titan và hồ chứa bùn đỏ khổng lồ tại mỏ khai thác titan ở xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, Bình Thuận- Ảnh: NAM TRẦN |
Đại diện UBND tỉnh Bình Thuận cũng thừa nhận việc lập quy hoạch khai thác titan nằm dọc ven biển, nơi có địa hình cao là không an toàn, rất dễ xảy ra sự cố môi trường.
GS Đặng Trung Thuận (đoàn chuyên gia Trung tâm con người và thiên nhiên) cho biết để lấy được quặng titan phải đào sâu, dẫn đến phá hủy môi trường, cân bằng, trong đó quan trọng nhất là làm cạn kiệt thêm tài nguyên nước - loại tài nguyên quan trọng nhất với con người mà lại hiếm, ít ở Bình Thuận.
Ngoài ra, một số nhà khoa học còn cho rằng khai thác titan tại Bình Thuận trong các năm qua đã kìm hãm phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương này. Đơn cử cho việc quy hoạch khoáng sản thiếu cơ sở khoa học, khiến du lịch Bình Thuận ngổn ngang. hàng loạt khách sạn, resort, khu nghỉ dưỡng bỏ dở giữa chừng nhường cho việc khai thác titan. Nay thì tất cả cùng dừng.
Hồ chứa này bờ được tạo thành cát, bên trong chứa bùn đỏ từ việc khai tác titan, nằm trên cao và ngày phía dưới xung quanh là đường tỉnh lộ huyết mạch dân cư qua lại và khu du lịch ven bờ biển - Ảnh: NAM TRẦN |
Mặc dù chưa đủ điều kiện được khai thác nhưng thời điểm PV Tuổi Trẻ Online đến ghi nhận, nhiều máy móc và công nhân vẫn đang hoạt động tại công trường - Ảnh: NAM TRẦN |
Dù chưa đủ điều kiện khai thác, nhưng một sô máy móc và thiết bị phục vụ cho khai thác đã hoạt động tại mỏ thuộc xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, Bình Thuận - Ảnh: ĐỨC TRONG |
Nhiều vấn đề bất cập trong khai thác titan ở Bình Thuận đã được chỉ ra về quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng titan đến năm 2020, xét tới 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2013 với con số 5,9 triệu tấn titan, trị giá 138 tỉ USD. Nhưng theo các chuyên gia đây là con số ảo - Ảnh: ĐỨC TRONG |
Toàn cảnh hồ chứa bùn đỏ từ mỏ khai thác titan cao hàng chục mét với hệ thống ống bơm dẫn từ các hố khai thác titan ngay bên cạnh- Ảnh: NAM TRẦN |
Còn đây là mỏ khai thác titan tại xã Thuận Quý, huyện huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Nơi đây từng xảy ra sự cố vỡ bờ khiến bùn đỏ tràn xuống nhà dân và bờ biển - Ảnh: NAM TRẦN |
Lán trại và máy móc phía trong mỏ để phục vụ công tác khắc phục sau sự cố vỡ hồ chứa- Ảnh: NAM TRẦN |
Giữa tháng 6-2016 vụ vỡ hồ chứa bùn đỏ tại mỏ này khiến khoảng 1,96 ha gồm bờ biển, khu resort bị lấp. Sau khi sự cố xảy ra, các ngành chức năng vào cuộc kiểm tra thì phát hiện tại mỏ này chưa đủ điều kiện khai thác và hàng loạt sai phạm - Ảnh: NAM TRẦN |
Nhà bà Trần Thị Nam ở xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận bị nứt từ khi mỏ khai thác titan trái hoạt động cách đó khoảng 800m. Nhà bà cũng là hộ dân ảnh hưởng trực tiếp từ sự cố vỡ hồ chứa bùn đỏ năm 2016 - Ảnh: ĐỨC TRONG |
Hai năm trôi qua sau quyết định dừng đầu tư xây dựng dự án cảng Kê Gà phục vụ cho dự án khai thác titan, việc đền bù thiệt hại cho các nhà đầu tư du lịch bị ảnh hưởng bởi dự án cảng biển này vẫn chưa đi đến đâu. UBND tỉnh Bình Thuận sau khi lập ra hội đồng giám định thiệt hại với sự có mặt của đại diện Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản VN (TKV) đã xác định số tiền bồi thường trên 85,7 tỉ đồng cho 9 dự án du lịch. Tuy nhiên, TKV sau đó chỉ chấp thuận bồi thường trên 37,4 tỉ đồng - Ảnh: NAM TRẦN |
Công bố kết quả thanh tra các vụ phá rừng 'khủng' ở Phú Yên Cơ quan thanh tra phát hiện, tỉnh Phú Yên đã cho chuyển đổi hàng loạt diện tích rừng trái quy định. |