Hồ hởi từ nước ngoài trở về, giáo sư thành… anh thất nghiệp

Một số địa phương đã có chính sách trải thảm đỏ mời gọi, đãi ngộ người tài, nhưng chưa có tổng kết xem đã có bao nhiêu người đến rồi đi, ở lại bao nhiêu?
ho hoi tu nuoc ngoai tro ve giao su thanh anh that nghiep Thủ tướng bổ nhiệm chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước 2018-2023
ho hoi tu nuoc ngoai tro ve giao su thanh anh that nghiep Giáo sư Mai Hồng Qùy làm Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen
ho hoi tu nuoc ngoai tro ve giao su thanh anh that nghiep Ông Nguyễn Văn Khải trúng tuyển chức Hiệu trưởng Trường Đại học Y dược Hải Phòng
ho hoi tu nuoc ngoai tro ve giao su thanh anh that nghiep Phó Giáo sư Trần Đan Thư từ nhiệm Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen

Một số địa phương đã có chính sách trải thảm đỏ mời gọi, đãi ngộ người tài, người có bằng cấp về làm việc. Tuy nhiên, chưa có tổng kết xem đã có bao nhiêu người đến rồi đi, ở lại bao nhiêu, có thực đạt yêu cầu đề ra không?

Tôi có một người bạn là tiến sĩ tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật châu Á (AIT), đã làm giáo sư nhiều năm ở một trường đại học Thái Lan, đào tạo nhiều tiến sĩ chuyên ngành. Trường đại học Thái Lan anh giảng dạy bằng tiếng Anh và tiếng Thái.

Vài năm trước, anh hồ hởi trở về nước khi đọc thấy chính sách ưu đãi chuyên gia, lại thấy tỉnh nhà mở trường đại học, anh bèn ứng thí.

Sau khi tiếp anh, người ta biết rõ trường đại học, lĩnh vực của anh, nhưng rất băn khoăn vì anh không có thư giới thiệu của ai cả. Người ta đòi hỏi anh phải có chứng chỉ tiếng Anh. Anh nói anh đã dùng tiếng Anh ba chục năm nay, không còn nhớ mình phải có cái chứng chỉ gì, nếu cần thì anh có thể thi bất kỳ chứng chỉ nào, ngoài ra anh còn có 6 ngoại ngữ nữa có thể đọc, nói, viết sách và dạy ngoại ngữ đó, nếu cần anh sẽ bổ sung chứng chỉ.

Nhưng cái khó là anh không có lời giới thiệu của một quan chức cấp chính phủ. Nếu có sự “gửi gắm” đó thì có thể chứng chỉ tiếng Anh hoãn cũng được.

Anh nói với tôi, anh có học trò, bạn bè nhiều người làm ở chính phủ, ở các tổ chức quốc tế, nhưng vấn đề là, anh có tự trọng để không hành xử đến mức nhờ họ phải giới thiệu cho mình đến lãnh đạo tỉnh. Dù anh biết, có thể chỉ cần một tiếng nói từ trên thôi, nhà trường tất nhiên sắp xếp mọi thứ cho anh.

Anh là người sẵn sàng cống hiến những gì mình có sau hàng chục năm giảng dạy ở nước ngoài, chứ không phải là người thất nghiệp xin việc.

Oái oăm thay, khi trở về, anh đã xin thôi chân giáo sư ở nước ngoài, và trở thành thất nghiệp thực sự.

May thay, trường cũ ở Thái Lan thấy tình cảnh của anh, lại sẵn sàng nhận anh trở lại. Anh làm thêm 6 năm nữa, gần đây mới chuyển sang giảng dạy luân phiên ở Malaysia và trở về ở trong nước. Bây giờ thì anh không muốn cống hiến ở đâu nữa, anh mở lớp dạy tiếng Anh, dạy toán tại nhà.

ho hoi tu nuoc ngoai tro ve giao su thanh anh that nghiep
Bằng cấp không bằng... bằng lòng. Ảnh minh họa.

Vừa qua, tôi đi qua địa phương trên đây, đó cũng là quê hương của tôi và anh bạn tôi. Vui chuyện nói lại chuyện năm xưa, một người có chức sắc hiểu chuyện nói: Cũng khó cho tổ chức ở trường đó vì khi mới lập trường, họ nhận được nhiều trường hợp là “con, cháu” được gửi gắm.

Nếu họ “giải quyết” người này thì mất lòng người kia, nên họ cần biết là ai đúng là chuyên gia thứ thiệt, cần soi đến hồ sơ, bằng cấp, chứng chỉ cả, tức là họ cần có “cái ô” để nhà trường đứng ra bảo vệ vì nếu không làm như vậy thì ông cấp cao đè được ông cấp thấp.

Những người không được nhận sẽ phản đối vì họ có cần biết trường nào thứ hạng cao trên thế giới đâu, họ không cần so đo thực tài, chỉ chăm chăm tìm kẽ hở để khiếu nại. Vì thế, những người làm tổ chức ở trường đó cần bằng cấp, cần lời giới thiệu từ “trên” để họ che chắn cho mình, nếu không mất ghế như chơi. Đúng là bằng cấp không bằng bằng lòng.

Như vậy, vấn đề đã hé mở. Đó là các trường đại học thực chất không tự chủ được cơ cấu bộ máy của mình, không tự quyết nhận người tài.

Trường hợp bạn tôi làm giáo sư ở trường đại học nước ngoài, nhưng không có quan hệ giảng dạy trong nước, không được phong phó giáo sư trong nước thì các trường trong nước không dám nhận.

Trớ trêu thay, học trò của anh về nước, làm phó giáo sư, khi so sánh hồ sơ, thì hơn hẳn thầy, thầy chỉ là giáo sư ở nước ngoài, chứ trong nước là “chân trắng”.

Trên đây chỉ là câu chuyện về chuyển dịch công việc của một chân giảng dạy đại học, còn biết bao nhiêu chuyện khác về tuyển dụng, sử dụng nhân lực trái khoáy ở nước ta? Nếu không có các chính sách chi tiết, nếu không thay đổi tận gốc việc này thì lời kêu gọi phụng sự tổ quốc đối với những người Việt Nam ở nước ngoài chỉ dừng lại ở mong muốn. Mà có hàng ngàn người Việt Nam tài năng sống trên thế giới và họ không nổi tiếng như Ngô Bảo Châu, Vũ Hà Văn…

Họ không nổi tiếng, nhưng công việc của họ, thành tựu của họ đang vượt xa chuẩn tương ứng trong nước, họ cũng có nguyện vọng được góp sức xây dựng Tổ quốc, nhưng con đường về khúc khuỷu thì khó có ai vượt qua.

Nếu chúng ta không định chuẩn lại thang bậc giá trị giáo sư ở Việt Nam, thì việc thực học, thực dạy chưa đâu vào đâu cả.

Chủ trương gọi người tài ở nước ngoài, hay các thủ khoa trong nước về trở thành chuyên viên cấp bộ, hay làm quản lý ở các cơ quan địa phương là rất đáng hoan nghênh, nhưng rõ ràng khi đi vào cụ thể từng trường hợp thì rất nhiều chuyện.

ho hoi tu nuoc ngoai tro ve giao su thanh anh that nghiep Giáo sư Mai Hồng Qùy làm Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen

Đại diện truyền thông của Tập đoàn Nguyễn Hoàng xác nhận, Giáo sư Mai Hồng Qùy sẽ về làm Hiệu trưởng của Trường Đại học ...

ho hoi tu nuoc ngoai tro ve giao su thanh anh that nghiep Giáo sư Đặng Hùng Võ: Phải thu “sổ đỏ” bán đất rừng cho người ngoài Sóc Sơn

Theo Giáo sư Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, đất rừng phòng hộ chỉ được chuyển nhượng cho ...

ho hoi tu nuoc ngoai tro ve giao su thanh anh that nghiep Ngôi làng có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Hiếm có một làng quê nào lại có tới 18 người đỗ đầu trong các kỳ thi qua các triều đại phong kiến Việt Nam. ...

ho hoi tu nuoc ngoai tro ve giao su thanh anh that nghiep Hong Kong: Giáo sư đại học sát hại vợ và giấu xác trong vali ở văn phòng

Ngày 28/8 Giáo sư bộ môn kỹ thuật cơ khí Cheung Kie-chung tại Đại học Hong Kong đã bị bắt giữ với tội danh sát ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.