Hội con nhà siêu giàu châu Á đang được dạy cách… sinh tồn hoang dã

Tại các lớp học cho hội con nhà siêu giàu châu Á, các chương trình mới đang được lồng ghép để phù hợp với sở thích của họ và phụ huynh. Khởi nghiệp, thương thuyết như trên Shark Tank, từ thiện, thậm chí là học cách sinh tồn hoang dã… là những kĩ năng đang được chú trọng.

Những gia đình giàu có nhất châu Á luôn dành ra một khoản tiền khủng để con cháu của họ được học các khóa huấn luyện đặc biệt vào dịp hè. Tại những lớp học này, các chuyến thăm tới nhà máy và xưởng đóng tàu đã không còn nữa, và các khóa học về khởi nghiệp về đầu tư đang diễn ra thay thế.

Người thừa kế của nhà giàu châu Á thích tự khởi nghiệp và tạo thương hiệu cá nhân

Vào tháng 7, Ngân hàng Singapore đã tổ chức lớp học GenInfinity như thế cho con của một số khách hàng VIP. 

Trong 5 ngày tại Khách sạn Bốn Mùa, họ được dạy về các nguyên tắc cơ bản để giàu có, từ vốn cổ phần tư nhân đến các vấn đề cơ bản về đầu tư quỹ phòng hộ. Thay vì tập trung hoàn toàn vào các ngành kinh tế cũ, phần lớn thế hệ kế nghiệp quan tâm đến việc tạo ra con đường của riêng họ, và tạo ra sự khác biệt với những gì thế hệ trước đã làm.

Byron Lim, 26 tuổi, một trong những con nhà siêu giàu châu Á, chia sẻ với Bloomerg: "Thật tuyệt khi trò chuyện với những doanh nhân đang cố gắng tạo ra điều khác biệt và thay đổi thế giới. Chúng tôi muốn làm những thứ chúng tôi yêu thích và kiếm tiền từ việc đó".

Chàng công tử này không nối nghiệp ngành bảo hiểm của cha mình, mà chọn khởi nghiệp với Quarter Life Coffee.

04c86b36-fecf-11e9-93ee-a5388fc1b87d_972x_152422

Không thích kế nghiệp bảo hiểm, Byron Lim quyết khởi nghiệp về cà phê. (Ảnh: Bloomberg).

Đối với Ngân hàng Singapore và các tổ chức khác như UBS và HSBC, việc điều chỉnh các khóa học là rất quan trọng, để thỏa mãn thế hệ khách hàng tiếp theo của họ. 

Theo UBS, sự giàu có của người châu Á tương đối sớm, và thế hệ đầu tiên của giới siêu giàu chỉ mới bắt đầu từ bỏ quyền kiểm soát để lại cho những người kế vị. Điều này sẽ dẫn đến sự kiện chuyển giao tài sản lớn nhất trong hơn một thế kỉ qua.

"Cách thế hệ Z suy nghĩ, vận hành và trưởng thành rất khác so với cách tôi lớn lên", Sonjoy Phukan, COO của Ngân hàng Singapore, khẳng định. Nhiều người trẻ đang quan tâm đến những chủ đề ít được chú ý vào 10 năm trước, như trí tuệ nhân tạo hay tạo lập thương hiệu cá nhân.

"Một số người chuyển từ lĩnh vực tài chính và đầu tư sang lãnh đạo, truyền thông, văn hóa và các lĩnh vực khác. Chúng tôi sẽ điều chỉnh chương trình dựa trên các phản hồi này", ông nói thêm.

Rich kid châu Á bỏ tiền để thi Shark Tank, học cách sinh tồn hoang dã

Tại lớp học GenInfinity, những người thừa kế giàu có đã thực hiện kết hợp các nghiên cứu và hoạt động ở trường lớp cũ mà cha mẹ của họ đã "đặt hàng" họ học tập với những điều mới mẻ. Mỗi ngày, những người thừa kế sẽ làm việc với chuyên gia tư vấn trong vòng 2 tiếng rưỡi, để thảo luận về việc xây dựng thương hiệu cá nhân.

Sau đó họ thăm Block71, một vườn ươm khởi nghiệp gần trụ sở của Alphabet tại Singapore, và tham dự cuộc thảo luận về tầm ảnh hưởng của Al đến các ngành công nghiệp truyền thống.

Họ còn tham gia cuộc thi theo mô hình Shark Tank: những người chơi được chia thành ba nhóm để sáng tạo và trình bày ý tưởng khởi nghiệp trước hội đồng giám khảo.

Ngoài ra, trong 3 năm qua, chương trình lãnh đạo ngân hàng của HSBC đã đưa 10 người chơi đến miền Đông Malaysia, để học về sức bền và sự ảnh hưởng của những gia đình giàu có đến môi trường.

f8d0ff94-fed0-11e9-93ee-a5388fc1b87d_1320x770_152422

Con nhà siêu giàu châu Á đang được dạy về kĩ năng sinh tồn hoang dã. (Ảnh: SCMP).

"Bạn sinh ra trong một gia đình giàu có không có nghĩa là bạn được chăm sóc đặc biệt", Jennifer Ting, người đứng đầu bộ phận tiếp thị ngân hàng HSBC, cho biết. Tại khóa học này, các cậu ấm, cô chiêu được học khả năng sinh tồn và thích ứng với tự nhiên.

Nhiều cô cậu không chịu nổi sự khắc nghiệt đã bỏ trốn, nhưng rồi lại bị nhân viên bắt về. Vì phía HSBC đã nhận tiền của phụ huynh để đảm bảo con họ được huấn luyện tốt.

Dạy nghệ thuật và từ thiện cho hội con nhà giàu

Ngô Thế Huy, tiểu thư của một gia tộc giàu có, tham gia vào cả 3 khóa học của UBS, DBS Group Holdings và BNP Paribas. Tại đây, cô được học bí quyết kinh doanh từ Singapore đến California.

Nhưng quá trình đó không thể so sánh với 3 năm học tập của Thế Huy tại Golden Equetor Wealth, quỹ quản lí tổng cộng 600 triệu USD. Quỹ này cũng quản lí một phần tài sản của gia đình cô.

Tại đây, cô Huy được thực hiện các công việc quan trọng, như đánh giá giao dịch và viết báo cáo ngành để hợp lí hóa tài chính của gia đình mình. Những người tham gia luân chuyển qua các lớp từ cổ phiếu và trái phiếu đến ngoại hối, quỹ phòng hộ và giao dịch tư nhân.

Vì tính chất chuyên sâu của khóa học, Golden Equator chỉ nhận 6 người một lúc. Và để đảm bảo sinh viên tốt nghiệp sẵn sàng cho lối sống của những người giàu có, họ nhận được những bài học về nghệ thuật, từ thiện và kết nối cộng đồng.

jeff-raikes-nigeria1200xx3600-2025-0-226-15704592777481756226838

Những người thừa kế siêu giàu tại châu Á đang được dạy về tự thiện, với hình mẫu là Bill Gates. (Ảnh: Bill & Melinda Gates Foundation).

"Không giống như các khóa học kéo dài 4-5 ngày của ngân hàng, chương trình đào tạo tại đây được điều chỉnh tùy thuộc vào lộ trình học tập của bạn. Các ngân hàng không đủ khả năng để giảng dạy những điều này", tiểu thư họ Ngô nhận định.

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.