Giới siêu giàu Mỹ đang giữ 4.700 tỉ USD vì không biết tiền nhiều để làm gì

1% dân số Mỹ đang nắm giữ 35.000 tỉ USD. Thế nhưng giới nhà giàu nước này lại không biết “tiền nhiều để làm gì”, chỉ biết đưa vào ngân hàng cất giữ.

Nước Mỹ đang đối mặt với bức tranh lớn: Một nửa dân số gần như không có tài sản gì, trong khi một phần nhỏ dân số lại chiếm lĩnh nền kinh tế. Vì thế, khoảng cách giàu - nghèo đang gia tăng hàng năm.

Người giàu ở Mỹ không biết "tiền nhiều để làm gì"

Theo dữ liệu từ Cục Dự trữ Liên bang, giai cấp công nhân và các gia đình nghèo khó ở Mỹ (chiếm gần một nửa dân số đất nước) sở hữu ít tài sản hơn so với 20 năm trước, trong khi số người thuộc 1% những người giàu nhất đã tăng gấp đôi ngân khố của mình chỉ sau một thế hệ.

1% hộ gia đình giàu hàng đầu ở Mỹ (khoảng 1,2 triệu gia đình) đang nắm giữ số tiền mặt kỉ lục trị giá 35.000 tỉ USD tính đến cuối tháng 6 năm nay. Khối tiền này chiếm 32% trong tổng số tài sản quốc dân, tăng 27% sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009.

Như vậy, 10% những người giàu nhất đang nắm trong tay 74.000 tỉ USD, tức 69% tổng tài sản nước Mỹ. Trong 3 năm kể từ khi Khảo sát Tài chính tiêu dùng gần đây nhất được thực hiện, 1% những người giàu nhất đã tăng tài sản của họ lên tới 7.100 tỉ USD. Có 9% những người giàu nhất tiếp theo đã thêm được 5.800 tỉ USD vào tài sản của họ. 40% tiếp theo đã bồi tụ được 5.200 tỉ USD.

top1ca_20191024172239

Tài sản của nhóm 1% giàu nhất nước Mỹ tăng lên vùn vụt. (Đồ họa: Watch Market).

Dù thế, xã hội sẽ khác nếu hội người giàu Mỹ chịu bỏ tiền đầu tư vào nền kinh tế trong tương lai. Nhưng đây là vấn đề khó có thể xảy ra.

Người nghèo và tầng lớp lao động làm việc cật lực để trả các hóa đơn nợ và hầu hết trong số họ không thể kiếm được vài trăm USD trong trường hợp khẩn cấp, nếu không vay hoặc bán một cái gì đó. Nhưng 1% người giàu nhất có nhiều tiền đến mức họ không biết trả lời thế nào cho câu hỏi: "tiền nhiều để làm gì". 

Họ đã cạn ý tưởng trong việc sử dụng tiền ra sao.

Sự thật đáng kinh ngạc khi xem xét tài chính của giới thượng lưu giàu có Mỹ. 1% hộ gia đình hàng đầu có khoảng 4.700 tỉ USD tiền mặt và các khoản tương đương, đang ở trạng thái nhàn rỗi trong tài khoản ngân hàng và không kiếm được gì.

Khoảng cách giàu - nghèo ở Mỹ

Trong khi đó, một nửa nghèo nhất (khoảng 60 triệu hộ gia đình) chỉ sở hữu 2% tổng tài sản quốc gia, tương đương 2.000 tỉ USD. Đây là bước thụt lùi so với mức 2.400 tỉ USD mà họ nắm giữ vào năm 1999.

Sau các kế hoạch nhằm dân chủ hóa sự giàu có, như giảm phí giao dịch, cung cấp các tin tức tài chính mà bạn muốn… một phần nhỏ của xã hội Mỹ vẫn nắm giữ số cổ phần và tiền thưởng lớn hơn, trong khi ngày càng nhiều gia đình tụt lại phía sau.

663099

60 triệu hộ gia đình chỉ sở hữu được 2% tổng tài sản nước Mỹ. (Ảnh: Deseret News).

Khoảng cách giàu - nghèo thậm chí còn rõ rệt hơn, nếu loại trừ các tài sản như nhà và xe hơi, chỉ tập trung vào loại tài sản như cổ phần, tiền lãi, lương hưu hoặc thu nhập kinh doanh. Loại tài sản này gọi là vốn.

Vốn là yếu tố quan trọng làm nên sự giàu có. Nếu bạn có đủ vốn, bạn không cần phải làm việc gì cả. Với mỗi USD vốn thuộc sở hữu của một trong số 60 triệu hộ gia đình đang nghèo khó, một hộ gia đình hàng đầu có thể tạo ra 730 USD.

Tỉ lệ tài sản tài chính tạo thu nhập sở hữu bởi người giàu, đã tăng lên trong nhiều thập niên qua. Nếu 50% người nghèo nhất gộp tất cả tài sản tài chính của họ lại, họ có thể mua được tất cả cổ phần của Microsoft và Apple. Nếu 1% hàng đầu gộp tài sản tài chính của họ, họ có thể mua tất cả cổ phần của mọi công ty ở nước Mỹ.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.