Hot girl quảng cáo làm đẹp trên Faceook có đáng tin?

Hàng loạt ca sĩ, người mẫu, diễn viên, hoa hậu, á hâu... đang sử dụng Facebook để giới thiệu, quảng cáo sản phẩm để bán hàng Online khiến nhiều người "mắc mưu"
hot girl quang cao lam dep tren faceook co dang tin

Một trang quảng cáo của một diễn viên điện ảnh trên Facebook - Ảnh: QUANG ĐỊNH

hot girl quang cao lam dep tren faceook co dang tin 'Hot girl' xứ Thanh và quan lộ thần tốc: Ai đủ sức chống lưng cho 'hot girl' xứ Thanh?

Tuy nhiên gần đây, khi một số trang bán hàng online bị phanh phui là bán hàng giả, hàng kém chất lượng do chính những người nổi tiếng từng đại diện, người tiêu dùng mới té ngửa mình quá nhẹ dạ.

"Nguồn thu quảng cáo nhận được rất lớn nhưng trách nhiệm của những mạng xã hội như Facebook, Google... lại chưa được pháp lý ràng buộc. Đáng ra họ phải kiểm soát các nội dung không đúng, nội dung xấu phát tán trên đó, nhất là thông tin ảnh hưởng đến số đông."

Ông Dương Huy (phó chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo VN)

Mắc mưu ham làm đẹp như hoa hậu

Tháng 11-2017, cơ quan chức năng đã bắt 14.000 sản phẩm, trị giá 11 tỉ đồng nghi là hàng giả mà chủ nhân là một nữ doanh nhân chuyên kinh doanh thương hiệu mỹ phẩm, làm đẹp nổi tiếng với rất nhiều sản phẩm được các ca sĩ, người mẫu, diễn viên điện ảnh, hoa hậu quảng cáo trên mạng xã hội.

Đây là "tập đoàn kinh doanh online" với các dược phẩm, mỹ phẩm thiên nhiên, thực phẩm chức năng... được nhiều chị em phụ nữ tin dùng.

Khai báo với cơ quan chức năng, nữ chủ nhân của "tập đoàn" này thừa nhận tất cả sản phẩm của công ty đều được phân phối qua hệ thống các website thương mại điện tử và Facebook. Mặc dù được quảng cáo mỹ phẩm xuất xứ tại Hàn Quốc, New Zealand... nhưng thực chất lại được đóng nhãn tại kho xưởng ở một địa điểm trong nước.

Trang fanpage của một spa chuyên về kinh doanh mỹ phẩm từ chăm sóc da, kem làm trắng da giữ ẩm, trị tàn nhang, mụn, sẹo, đến sản phẩm chống rụng tóc và hói đầu, thu hút hàng trăm ngàn lượt theo dõi cũng bị cơ quan chức năng điều tra vì bán hàng không rõ chất lượng, nguồn gốc xuất xứ.

Đây cũng là cơ sở từng đưa hình ảnh người nổi tiếng xuất hiện trong các sự kiện của mình, chụp hình thân mật bên người chủ kinh doanh.

Khi cả hai "tập đoàn online" này bị phát giác, người tiêu dùng bắt đầu đặt vấn đề trách nhiệm của các đại diện là người nổi tiếng với những thương hiệu này. Rất nhiều người tiêu dùng cho biết đã chọn mua sản phẩm là những hũ kem giá chỉ 100.000 - 300.000 đồng từ các trang mạng xã hội này vì tin theo hoa hậu, á hậu... xuất hiện bên sản phẩm này.

Nguyễn Ngọc Thảo, sáng lập một công ty trong lĩnh vực làm đẹp, cho biết doanh thu của những nữ doanh nhân "các tập đoàn online" này là mơ ước của bất kỳ doanh nghiệp nào, được "đóng góp" rất nhiều bởi sự nhẹ dạ và khờ dại của người mua hàng là chị em trên cộng đồng mạng xã hội.

"Nhưng nói đi cũng phải nói lại, các quảng cáo này đánh trúng tâm lý ham làm đẹp, ham trắng da, nhanh giảm cân của chị em" - Thảo nhận xét.

hot girl quang cao lam dep tren faceook co dang tin

Sự phát triển kỹ thuật ảnh hưởng nhiều đến thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Nhưng nếu tiếp tục dễ dãi với thương hiệu của bản thân, người nổi tiếng sẽ tự đánh mất uy tín. Người tiêu dùng cũng cần dành nhiều thời gian tìm hiểu thông tin về sản phẩm trước khi mua

Ông Nguyễn Huy Hoàng (giám đốc phát triển kinh doanh Công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel)

Mua hàng theo người nổi tiếng

Sự sôi động của bán hàng online phải đến từ giới nghệ sĩ, người nổi tiếng... Không chỉ là kênh giao lưu và chia sẻ với người hâm mộ, trang cá nhân còn là nguồn thu nhập lớn đối với nhiều diễn viên, ca sĩ Việt. "Dưỡng da thật đỉnh với...", "Giảm cân nhanh chóng, đường cong hoàn mỹ với diễn viên...", những "tút" này đã quá quen thuộc trên mạng xã hội.

Nhiều người nổi tiếng đã tạo được một sự nghiệp kinh doanh vững chãi trên mạng xã hội, với lượng fan lớn đương nhiên trở thành khách hàng tiềm năng của những người nổi tiếng này.

Chị Nhung (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết vào những giờ nghỉ trưa rảnh rỗi, chị và các đồng nghiệp thường lướt các trang fanpage bán hàng, chủ yếu là những trang cá nhân của các diễn viên, ca sĩ... đang nổi tiếng để xem thông tin, cập nhật các xu hướng thời trang, sản phẩm được những nghệ sĩ nổi tiếng này dùng và giới thiệu.

Dù sản phẩm được giới thiệu có tên tuổi "lạ hoắc", nhưng thấy hoa hậu, người đẹp... quảng cáo xuất hiện bên cạnh sản phẩm nên cũng tin mua về dùng thử.

"Gần đây tôi có mua kem dưỡng trắng trên một trang fanpage theo quảng cáo của một MC có tiếng, giờ cảm thấy lo lắng. Mới dùng vài lần, da mặt tôi trắng lên bất ngờ nhưng mỗi lần ra ngoài là cảm giác rát bỏng dù có đeo khẩu trang" - chị Nhung kể.

Theo chị Minh (Phú Nhuận, TP.HCM), một đồng nghiệp của chị mua một loại thuốc giảm cân được quảng cáo trên mạng xã hội, dùng chưa được bao lâu, nhịp sinh học cơ thể bị xáo trộn, chóng mặt liên tục nên đã ngừng sử dụng do sợ tác dụng phụ. Khi trao đổi với nơi bán về các triệu chứng, khách hàng này chỉ được giải thích "người dùng không hợp cơ địa chứ hàng uy tín, nghệ sĩ A, nghệ sĩ B xài có gì đâu".

Facebook, Google... cũng phải chịu trách nhiệm

Ông Nguyễn Huy Hoàng (giám đốc phát triển kinh doanh Công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel) cho rằng bán hàng online là bán niềm tin đầu tiên và người mua cũng "mua" niềm tin, sau đó mới đến chuyện dùng thử sản phẩm. Do đó, mức độ tin tưởng giữa người mua và người bán rất cao, người bán thường là những người có ảnh hưởng trong cộng đồng.

Theo một phó chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, các cá nhân quảng cáo không đúng sự thật cũng phải chịu trách nhiệm trước người tiêu dùng và pháp luật, thậm chí phải bồi thường nếu xảy ra thiệt hại cho người dùng. Luật quảng cáo VN chỉ quy định mức chế tài với các cơ quan có trách nhiệm pháp lý đang hoạt động trong lĩnh vực, chứ chưa theo kịp về các hình thức quảng cáo trên mạng xã hội mang tính cá nhân cao. Đây chính là kẽ hở hiện nay do luật chưa theo kịp.

"Theo tôi, ngoài cá nhân, trách nhiệm chính, nền tảng xã hội nơi cung cấp phương tiện truyền tải quảng cáo cũng không thể bỏ qua, mà ở đây là Facebook, Youtube..." - vị này nói.

Một hot girl chuyên nhận quảng cáo trên Facebook:

Đủ chiêu thức quảng cáo

Thông thường một hot girl tuổi teen có trên 500 like, thù lao khoảng 1-2 triệu đồng"tút", những trang có lượng người theo dõi cao hơn được trả tiền cao hơn. Các hot girl có nhiều hình thức để đăng quảng cáo trên trang của mình như địa điểm check in, làm khách hàng, đăng hình sản phẩm...

Hằng tháng tôi cũng nhận được những lời mời quảng cáo khác nhau từ trà sữa, ốp lưng điện thoại, đến spa, mỹ phẩm, thời trang, máy rửa mặt... Tuy nhiên, tôi phải lựa chọn kỹ mới đưa lên trang cá nhân, như sản phẩm tốt, an toàn, hoặc mình đã dùng thử hay đã trải nghiệm... Nếu mình không lựa chọn kỹ, rất dễ đánh mất thương hiệu cá nhân.

Không chỉ đưa đường dẫn (link), giới thiệu sản phẩm, rất nhiều nghệ sĩ tự mở các trang bán hàng riêng, có thương hiệu riêng với người theo dõi lên đến hàng trăm ngàn lượt, trong đó không ít là những người hâm mộ.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.