Huawei tìm cách lách lệnh cấm của Mỹ khi trong cơn nguy khốn

Để đối phó với lệnh cấm của Mỹ, Huawei đã thay đổi hàng nghìn bảng điện tử, thay thế vô số bộ phận và thuật toán.

Hôm 17/8, Bộ Thương Mại Mỹ thông báo họ sẽ mở rộng các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn Huawei tiếp cận chip và công nghệ chip. Tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc sẽ không thể mua bất cứ loại chip nào được sản xuất bằng phần mềm hoặc công nghệ Mỹ nếu không có giấy phép đặc biệt.

Ngoài ra, Mỹ cũng đưa 38 chi nhánh của Huawei ở 21 nước vào "danh sách đen" kinh tế. Mỹ muốn hạn chế công nghệ 5G của Huawei. Trong cuộc phỏng vấn trên chương trình Fox and Friends, Tổng thống Trump nói ông không muốn thiết bị của Huawei có mặt ở Mỹ "vì họ theo dõi chúng ta".

Lượng dự trữ một số chip tự thiết kế cần thiết cho thiết bị viễn thông của Huawei sẽ cạn kiệt vào đầu năm 2021.

Phát biểu trước toàn bộ nhân viên hôm 3/9, tỉ phú Nhậm Chính Phi, người sáng lập Huawei, tiết lộ rằng tập đoàn đã thay đổi hàng nghìn bảng điện tử, thay thế vô số bộ phận và thuật toán để đối phó lệnh cấm của Mỹ.

"Huawei phải thay đổi liên tục thiết kế sản phẩm của tập đoàn thời gian qua. Chúng ta không còn đường lùi vì tập đoàn đang trải qua giai đoạn cực kì khó khăn", ông nói.

Nhậm Chính Phi, một cựu kĩ sư quân sự Trung Quốc, khẳng định đội ngũ nghiên cứu và phát triển gồm 90.000 người của Huawei sẽ không cần đến qui mô quá lớn nếu họ có thể tiếp cận dễ hơn với các nguồn lực chất lượng cao như các doanh nghiệp phương Tây.

Trong cơn nguy khốn, Huawei tìm cách lách lệnh cấm của Mỹ - Ảnh 1.

Huawei sẽ không thể mua bất cứ loại chip nào được sản xuất bằng phần mềm hoặc công nghệ Mỹ nếu không có giấy phép đặc biệt. (Ảnh: SCMP).

Hồi tháng  5 vừa qua, Nhà Trắng đã mở rộng các biện pháp trừng phạt với Huawei bằng cách yêu cầu các nhà sản xuất chip nước ngoài, sử dụng công nghệ của Mỹ phải xin giấy phép bán chip cho Huawei. 

Áp lực đối với Huawei càng tăng khi TSMC, nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp chip chính của Huawei, xây nhà máy sản xuất mới ở Washington.

Mỹ cũng ban hành lệnh cấm, yêu cầu doanh nghiệp viễn thông ngừng sử dụng và thay thế các dịch vụ, linh kiện từ Huawei và ZTE. Chi phí thay thế các thiết bị chuyển mạch và bộ định tuyến Trung Quốc lên tới hơn 1,8 tỉ USD và các doanh nghiệp đang chờ chính phủ phê duyệt.

Huawei là đế chế công nghệ lớn với kinh nghiệm lâu năm trên thị trường quốc tế. Báo cáo mới nhất cho thấy smartphone của hãng vẫn dẫn đầu trong quý II dù không có dịch vụ của Google. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng những lệnh cấm hà khắc của Washington đã đẩy Huawei vào tình thế nguy cấp.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.