Huawei yêu cầu Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm các công ty không được sử dụng thiết bị của hãng

Huawei đã nộp đơn yêu cầu Toà án Mỹ xem xét, tuyên bố lệnh cấm của chính quyền Donald Trump yêu cầu các cơ quan liên bang và nhà thầu Mỹ không được sử dụng dịch vụ, thiết bị của Huawei là vi phạm hiến pháp.

Cáo buộc Mỹ vi phạm hiến pháp khi cấm các cơ quan liên bang dùng sản phẩm Huawei

Hãng viễn thông, công nghệ hàng đầu Trung Quốc - Huawei đã nộp đơn lên Tòa án quận Đông Texas, yêu cầu tòa xem xét, bãi bỏ lệnh cấm các cơ quan chính phủ liên bang không được mua các sản phẩm của Huawei, Reuters cho biết.

Đồng thời, Huawei cũng yêu cầu tòa án Mỹ tuyên bố đạo luật này là vi hiến (vi phạm pháp luật).

Huawei yêu cầu Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm các công ty không được sử dụng thiết bị của hãng - Ảnh 1.

Huawei yêu cầu dỡ bỏ lệnh cấm không được sử dụng thiết bị của hãng. (Ảnh: Reuters).

Quy định nằm tại Điều 889, trong Luật ủy quyền quốc phòng (National Defense Authorization Act - NDAA), được Tổng thống Mỹ Donald Trump kí vào tháng 8 năm ngoái, trong đó yêu cầu các cơ quan liên bang và nhà thầu Mỹ không mua thiết bị và dịch vụ từ Huawei, hay hợp tác với bên thứ ba là khách hàng của Huawei.

Nguyên nhân chính quyền Donald Trump đưa ra quyết định này vì cho rằng các thiết bị của Huawei tiềm ẩn nguy cơ về quốc phòng, an ninh quốc gia. Mỹ cáo buộc Huawei là công cụ do thám của chính quyền Trung Quốc.

Mỹ cũng đồng thời lo ngại nguy cơ an ninh từ các thiết bị do tập đoàn Trung Quốc cung cấp. Hoa Kì cấm sử dụng thiết bị của Huawei trong mạng 5G và thuyết phục các đồng minh có hành động tương tự.

Tuy nhiên, tập đoàn viễn thông hàng đầu Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng phủ nhận cáo buộc từ phía Mỹ. Cụ thể, hãng phủ nhận thông tin cho rằng đang được kiểm soát bởi chính phủ, quân đội hoặc các dịch vụ tình báo của Trung Quốc.

Đại diện Huawei cho rằng đây là cáo buộc vô căn cứ của Mỹ, trong khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng.

Huawei: Sự cố Huawei sẽ là tiền lệ cho các công ty khác

Liên quan việc nộp đơn kiến nghị toà án Mỹ xem xét, bãi bỏ lệnh cấm, Trưởng phòng pháp chế Tập đoàn Huawei - ông Song Liuping, khẳng định: "Đạo luật này áp đặt nhiều hạn chế đối với Huawei".

Chia sẻ với Wall Street Journal, ông Song Liuping bày tỏ mong muốn toà án Mỹ sẽ tuyên bố lệnh cấm với Huawei là vi hiến và không được thực thi. Bởi chính quyền Mỹ đã trừng phạt một người hoặc một nhóm người mà không cần phải xét xử.

Huawei yêu cầu Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm các công ty không được sử dụng thiết bị của hãng - Ảnh 2.

Ông Song Liuping khẳng định đạo luật của Mỹ áp đặt nhiều hạn chế đối với Huawei. (Ảnh: Reuters).

Việc áp dụng lệnh cấm làm ảnh hưởng hơn 1.200 nhà cung cấp và đe doạ 3 tỉ khách hàng tại 170 quốc gia của Huawei. Hãng điện thoại này đang nắm thứ hai về thị phần smartphone thế giới, với 14%, chỉ đứng sau Samsung và dẫn trước cả Apple.

Theo ông Song, việc Washington sử dụng các mệnh lệnh hành chính và luật pháp để trừng phạt một công ty duy nhất sẽ đặt ra một tiền lệ nguy hiểm khác cho các doanh nghiệp trên thế giới.

"Ngày mai, nó có thể là công ty của bạn, ngành của bạn, và cả khách hàng của bạn", Trưởng phòng pháp chế Tập đoàn Huawei khẳng định.

Các biện pháp nhắm vào Huawei được Mỹ tung ra trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang. 

Giữa tháng 5, chính quyền Donald Trump quyết định đưa Huawei vào "danh sách đen". Bất kì công ty Mỹ nào muốn cung cấp linh kiện, dịch vụ cho đối tác Trung Quốc đều phải có giấy phép đặc biệt từ cơ quan quản lí.

Google là công ty đầu tiên tuyên bố chia tay Huawei, ngừng cấp phép sử dụng Android cho hãng này, đồng nghĩa các ứng dụng quan trọng như Gmail, YouTube có thể không sử dụng được. 

Sau đó ít ngày, hàng loạt tập đoàn công nghệ Mỹ, trong đó có nhóm công ty sản xuất chip Intel, Qualcomm, Xilinx và Broadcom… lần lượt tạm dừng hợp tác với Huawei. Nhiều nhà cung cấp châu Âu, Nhật Bản cũng tạm ngưng giao các lô hàng đã đặt trước cho công ty Trung Quốc.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.