IATA dự báo hàng không toàn cầu lỗ 84 tỉ USD trong năm 2020

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) dự đoán khoản lỗ của các hãng hàng không toàn cầu sẽ tăng đến mức kỉ lục. Đồng thời, IATA cũng đề xuất lộ trình toàn diện để các chuyến bay được nối lại một cách an toàn.
IATA dự báo hàng không toàn cầu lỗ 84 tỉ USD trong năm 2020 - Ảnh 1.

Một chiếc tàu bay chở hàng của hãng hàng không MASkargo (Malaysia) tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Đức Quyền.

Hai năm trước, IATA từng dự đoán rằng số hành khách của các hãng bay sẽ tăng vọt đến 8,2 tỉ lượt khách vào năm 2037.

Nhưng đến tháng 4, số chuyến bay đã giảm đến 98% so với năm ngoái trong bối cảnh hàng loạt quốc gia đóng cửa biên giới nhằm kiểm soát đại dịch COVID-19.

Ông Brian Pearce, nhà kinh tế trưởng của IATA trả lời phóng vấn CNBC: "Tôi nghĩ ngành hàng không sẽ lỗ 84 tỉ USD trong năm 2020 – mức tổn thất kỉ lục từ trước đến nay".

"Chúng ta mới chỉ bắt đầu chứng kiến các nước đàm phán mở cửa thị trường song phương, ví dụ như bong bóng du lịch giữa Australia và New Zealand, Trung Quốc và Singapore, cũng như Trung Quốc và Hàn Quốc".

Nhưng ông Pearce kì vọng rằng ngành hàng không sẽ hồi phục và nửa cuối năm 2020.

Du lịch nội địa và du lịch quốc tế

Dù việc mở lại các đường bay quốc tế vẫn còn nhiều điều không chắc chắn, các nước như Trung Quốc, Mỹ và Indonesia đã nối lại du lịch hàng không nội địa.

Ông Pearce nói: "Điều này sẽ đủ để khởi động lại ngành hàng không tại một số quốc gia. Nhưng cũng có nhiều hãng hàng không phụ thuộc vào du lịch quốc tế".

Trợ giúp từ chính phủ là chìa khóa để cứu ngành hàng không

Ông Keith Mason, người đứng đầu Trung tâm Quản lí Vận tải Hàng không tại Đại học Cranfield nhận định sự giúp đỡ của chính phủ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của các hãng hàng không.

Ông Mason nói với CNBC: "Chúng ta sẽ thấy nhiều cuộc sáp nhập trong thị trường mà các hãng hàng không độc lập phải chật vật để sống sót và tránh bị phá sản".

Chính phủ một số quốc gia và vùng lãnh thổ đang cung cấp trợ giúp tài chính để giúp cho các hãng bay gặp khó khăn duy trì hoạt động, bao gồm Mỹ, Australia và Đài Loan. Theo dự đoán của IATA, tổng cộng, các hãng hàng không sẽ cần tới 200 tỉ USD tiền hỗ trợ của chính phủ.

Tác động tới các chuyến bay du lịch và công tác

Trong quá khứ, các hãng hàng không giá rẻ đã giúp gia tăng nhu cầu du lịch trên thị trường nội địa, đặc biệt là ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan từng được dự đoán là thuộc nhóm các thị trường hàng không lớn nhất trong thập kỉ sau.

Nhưng tác động tài chính của đại dịch COVID-19 có thể khiến qui mô toàn ngành hàng không giảm đi. Điều này có thể đẩy giá cả tăng lên và giảm nhu cầu.

Ngoài ra, khả năng sinh lời của lĩnh vực du lịch công tác cũng đã sụt giảm. Những doanh nghiệp từng thường xuyên phải cho nhân viên đi công tác nước ngoài trước khi đại dịch xảy ra giờ đã tìm được cách xoay sở bằng dịch vụ hội nghị trực tuyến.

Ông Mason của Đại học Cranfield nói: "Có thể ước tính rằng cứ 5 chuyến du lịch công tác trong quá khứ thì sau này sẽ giảm còn 4".

Lộ trình phục hồi

IATA hợp tác cùng Hội đồng Sân bay Quốc tế để phát triển lộ trình khuyến nghị các phương pháp thực tiễn tốt nhất để nối lại các chuyến bay một cách an toàn. Các biện pháp này bao gồm truy dấu tiếp xúc, việc sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân và cho phép thực hiện các dịch vụ không tiếp xúc tại hải quan.

Trong bối cách các hãng hàng không và sân bay chuẩn bị để nối lại hoạt động, các chuyến bay sẽ thay đổi để thích ứng với điều kiện "bình thường mới". Những thách thức đến sự phát triển của ngành hàng không mới chỉ bắt đầu.

chọn
Tiến độ Vinhomes Vũ Yên
Vinhomes Vũ Yên có tổng diện tích hơn 877 ha, tổng mức đầu tư 44.044 tỷ đồng. Vingroup cho biết, đến nay đã hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động 46 căn shophouse và 1.076 căn nhà liền kề...