Kết quả trúng đấu giá đất tại nhiều tỉnh ĐBSCL chỉ hơn 20% so với khởi điểm

Theo báo cáo rà soát của Bộ Xây dựng, kết quả trúng đấu giá với giá bình quân ở nhiều địa phương không quá cao so với giá khởi điểm.
Kết quả rà soát tình hình đấu giá đất tại các địa phương - Ảnh 1.

Một phiên đấu giá đất ở Bắc Giang. (Ảnh: Báo Bắc Giang).

Đánh giá về tình hình đấu giá quyền sử dụng đất trong năm vừa qua tại Thông cáo 06/TC-BXD ngày 28/1, Bộ Xây dựng cho biết, nhiều địa phương đã thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất đạt kết quả, góp phần bổ sung vào nguồn thu lớn cho địa phương. Tuy nhiên, một số trường hợp trúng đấu giá với giá cao hơn gấp nhiều lần so với giá khởi điểm đã thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội. 

Liên quan đến vấn đề này, ngày 21/12/2021 Thủ tướng Chính phủ đã có công điện số 1767/CĐ-TTg gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và UBND các tỉnh/thành yêu cầu thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để tăng cường hiệu quả đối với công tác quản lý đất đai, bất động sản, nhà ở, đảm bảo thị trường phát triển ổn định.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Xây dựng đã có văn bản số 5370/BXD-QLN ngày 24/12/2021 gửi các địa phương yêu cầu tổng hợp báo cáo tình hình đấu giá đất, đánh giá tình hình, nguy cơ xảy ra bong bóng bất động sản, đồng thời khẩn trương thực hiện các giải pháp để ổn định thị trường.

Theo báo cáo đánh giá của các địa phương, việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện công khai, khách quan, trung thực, bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia đúng theo quy định của pháp luật. Kết quả trúng đấu giá với giá bình quân ở nhiều địa phương không quá cao so với giá khởi điểm.

Cụ thể, tại Sơn La tối đa cao hơn 85,68%, tại Cần Thơ, kết quả trúng đấu giá tối đa cao hơn 53%, Đồng Tháp tối đa cao hơn 24%, Bến Tre bình quân cao hơn 20%, Đắk Nông tối đa cao hơn 50%, Tuyên Quang bình quân cao hơn 34,4%, Phú Yên tối đa cao hơn 17%, Lai Châu cao hơn khoảng 20%...

Bên cạnh những lợi ích đạt được, việc đấu giá quyền sử dụng đất trong thời gian qua cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Cụ thể với trường hợp đấu giá đất tại Thủ Thiêm cho thấy, kết quả trúng đấu giá của 4 lô đất đã có phần tác động đến mặt bằng giá đất, nhà ở và cả thị trường bất động sản của khu vực Thủ Thiêm. Sau khi có thông tin kết quả trúng đấu giá 4 lô đất này, giá giao bán tại các dự án khu đô thị, nhà ở khu vực Thủ Thiêm đã đồng loạt tăng, tuy nhiên ghi nhận giao dịch rất ít. Sau khi có thông tin chủ đầu tư xin chấm dứt thực hiện hợp đồng trúng đấu giá, thị trường bất động sản khu vực đã cơ bản ổn định trở lại.

Để đảm bảo thị trường bất động sản trong thời gian tới phát triển ổn định, lành mạnh, Bộ Xây dựng đã kiến nghị một số giải pháp. Một trong những nội dung đáng chú ý là đề nghị các địa phương rà soát công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn, đảm bảo đúng pháp luật, công khai, minh bạch và kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định pháp luật trong đấu giá đất, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá để gây nhiễu loạn thị trường, trục lợi.


chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.