Khám phá phong tục và hoạt động đón Tết Dương lịch ở Nhật Bản năm 2022

Khác với các nước khác châu Á, Nhật Bản là quốc gia ăn Tết theo lịch dương, tức 1/1 hàng năm. Cùng tìm hiểu các phong tục và hoạt động đón Tết Dương lịch ở Nhật Bản trong năm 2022 để biết thêm các nét văn hóa độc đáo của xứ sở mặt trời mọc này.

Tìm hiểu những điều thú vị về Tết Dương lịch ở Nhật Bản năm 2022

Người Nhật bắt đầu chuyển sang đón Tết Dương lịch từ năm Minh Trị thứ 6 (tức năm 1873), nhưng vẫn tiếp tục giữ gìn các nét đẹp truyền thống văn hóa, ẩm thực cũng như hoạt động trong ngày lễ này như cũ. Tục đón Tết của người Nhật kéo dài từ 31/12 đến ngày 3/1 hàng năm. Tuy nhiên trong thực tế, thời gian lễ hội sẽ kéo dài lâu hơn và tùy phong tục mỗi vùng. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về những nét đặc sắc trong dịp Tết Dương lịch ở Nhật Bản trong phần dưới đây:

Phong tục đón Giao thừa ở Nhật Bản

Ngày 31/12 (hay còn được gọi là Omisoka) là thời điểm đặc biệt quan trọng trong năm đối với người Nhật. Trong quan niệm của người Nhật, omisoka vừa là thời điểm giao giữa năm cũ - năm mới, vừa là dịp thần linh cùng linh hồn người thân đến thăm nhà. Vậy nên, các gia đình cần chuẩn bị mọi thứ thật kỹ lưỡng trong ngày 31/12 để tỏ lòng kính trọng cũng như chào đón những điều tốt lành sẽ đến trong năm mới.

Có hai phong tục mà hầu như gia đình người Nhật nào cũng thực hiện hàng năm, đó chính là dọn dẹp, trang trí nhà cửa sạch đẹp và rung chuông chùa vào nửa đêm. Còn những phong tục khác sẽ phụ thuộc phần lớn vào từng vùng miền và điều kiện của mỗi gia đình.

Phong tục dọn dẹp và trang trí nhà ở trong ngày cuối năm ở Nhật

Phong tục dọn dẹp nhà cửa (trong tiếng Nhật được gọi là Osouji) thường sẽ được các gia đình người Nhật thực hiện trước đó từ rất sớm, bắt đầu từ ngày 13/12 đến 31/12. Thực tế cho thấy, trong đêm giao thừa, người Nhật chỉ dọn dẹp và trang hoàng lại mọi thứ mà họ đã dày công chuẩn bị trước đó, chứ không bắt đầu osouji vào đúng ngày 31/12.

Khám phá phong tục và hoạt động đón Tết Dương lịch ở Nhật Bản năm 2022 - Ảnh 1.

Nguồn: Phongchongthientai

Đối với trang trí nhà cửa, người Nhật thường sẽ đặt ba loại kadomatsu, shimenawa và kagami mochi ở các vị trí khác nhau trong nhà. Theo đó, kadomatsu hay “cổng thông” là một chậu cây trang trí được cắm ba ống tre vắt chéo và các cụm thông như hình bên dưới, thường được đặt trước cửa nhà theo cặp với mục đích là chào đón linh hồn tổ tiên hoặc Toshigamisama hay “Thần nông” trong dịp Tết. Ba ống tre được xếp từ cao xuống thấp, tượng trưng cho chiếc thang để đón thần xuống hạ giới và vào nhà. Số cành thông bên ngoài sẽ là số lẻ bởi vì người Nhật Bản quan niệm hạnh phúc không thể chia đều, và phân phát như vật chất.

Khám phá phong tục và hoạt động đón Tết Dương lịch ở Nhật Bản năm 2022 - Ảnh 2.

Nguồn: trungtamduhocnhat

Shimenawa là những sợi dây thừng được bện bằng rơm và được treo trước cửa nhà dịp đầu năm mới. Đồ vật này mang ý nghĩa trừ tà, đuổi quỷ nhưng lại chào đón các vị thần và sự may mắn tới cho chủ nhà. Tùy vào vùng miền và mỗi gia đình mà cách bện, trang trí Shimenawa sẽ khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các vòng dây này đều mang những màu sắc sặc sỡ, ấm cúng, tượng trưng cho những điều tốt lành, bình yên luôn hiện diện trong cuộc sống gia đình.

Khám phá phong tục và hoạt động đón Tết Dương lịch ở Nhật Bản năm 2022 - Ảnh 3.

Nguồn: trungtamduhocnhat

Kagami mochi là loại bánh giầy truyền thống của Nhật Bản. Đây được xem là đồ trang trí năm mới để cúng tế các vị Thần Phật (Tokokazari) và Thần Ngũ cốc. Đĩa bánh này thường được đặt ở được nhiều nơi khác nhau trong nhà như trên bàn thờ Thần Đạo (Shinto, gọi là kamidana), hốc tường, trong căn phòng chính của ngôi nhà (tokonoma) hoặc trong nhà bếp.

Khám phá phong tục và hoạt động đón Tết Dương lịch ở Nhật Bản năm 2022 - Ảnh 4.

Nguồn: trungtamduhocnhat

Phong tục rung chuông chùa đêm giao thừa (Joya no kane)

Phong tục Joya no kane hay rung 108 tiếng chuông chùa đêm giao thừa được bắt đầu từ thời Kamakura, sau đó được lan rộng và trở thành một sự kiện truyền thống vào dịp đầu năm mới. Rung 108 tiếng chuông chùa đêm giao thừa cũng là một cách thể hiện tín ngưỡng Phật giáo của người Nhật. Họ cho rằng, âm thanh của chuông chùa có sức mạnh cắt đứt sự do dự và đau khổ của con người, khiến bạn trở nên thanh thản và bình yên hơn trong ngày đầu năm mới. 

Khám phá phong tục và hoạt động đón Tết Dương lịch ở Nhật Bản năm 2022 - Ảnh 5.

Nguồn: trungtamduhocnhat

Đêm giao thừa, các gia đình ở Nhật đều chờ nghe 108 tiếng chuông qua chương trình "Kohaku Uta Gassen" của đài NHK và hoạt động rung chuông sẽ được phát sóng trực tiếp tới hàng triệu khán giả trên khắp nước Nhật.

Các hoạt động trong ngày đầu năm mới ở Nhật Bản

Sau khi kết thúc một ngày 31/12 đầy bận rộn thì những hoạt động mà người Nhật Bản sẽ làm vào ngày đầu năm mới (Gantan) sẽ là:

Bữa ăn đầu năm mới: Vào buổi sáng ngày Gantan, các gia đình làm lễ đón mừng năm mới bằng cách ngồi quây quần bên nhau, thưởng thức hai món ăn truyền thống là osechi và ozoni từ từ cho đến tận trưa. 

Khám phá phong tục và hoạt động đón Tết Dương lịch ở Nhật Bản năm 2022 - Ảnh 6.

Nguồn: istockphoto

Lì xì đầu năm mới (otoshidama): Giống như nhiều quốc gia châu Á khác, người Nhật cũng có quan niệm về “lộc đầu năm” hoặc “kính lão đắc thọ” bằng cách chuẩn bị và trao những phong bao lì xì vào đầu năm mới. Người Nhật Bản thường mừng tuổi đầu năm cho các em bé, và người già. 

Khám phá phong tục và hoạt động đón Tết Dương lịch ở Nhật Bản năm 2022 - Ảnh 7.

Nguồn: Sozen

Đi chùa vào năm mới (hatsumode): Trong ngày Gantan, nhiều người Nhật Bản chọn đi chùa như một hoạt động tâm linh giúp gia tăng vận may, thanh tẩy điều xấu. Trước khi đi lễ, người Nhật sẽ rửa tay và súc miệng sạch sẽ. Người ta sẽ tới ngôi chùa nằm ở hướng được cho là hướng tốt của năm đó. Trước khi ra về, họ sẽ rút quẻ (Omikuji), nội dung của quẻ dù đó là lành hay hung đều sẽ được xem như đó là lời khuyên hay bài học. Với quẻ lành họ sẽ mang về còn nếu là quẻ hung họ sẽ buộc lên cành cây. 

Khám phá phong tục và hoạt động đón Tết Dương lịch ở Nhật Bản năm 2022 - Ảnh 8.

Nguồn: Boomer

Ngoài ba hoạt động trên, nhiều người Nhật có gia đình sẽ về nhà thăm bố mẹ đẻ, ghé thăm họ hàng hoặc đi chơi vào ngày đầu năm. Trang phục Tết của người Nhật không hề có sự ràng buộc nào, tùy theo sở thích mỗi người mà họ chọn mặc Kimono hoặc quần áo hàng ngày.

Những món ăn đón Tết Dương lịch ở Nhật Bản

Một trong những yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong những ngày tết Nhật Bản chính là văn hóa ẩm thực ngày lễ. Tại Nhật Bản, những món ăn được chuẩn bị trước và trong Tết cũng đa dạng không kém so với ở Việt Nam, điển hình như:

Mì Toshikoshi soba: Món mì này đã được dùng trong dịp Tết từ thời Edo và đến nay vẫn được người Nhật chuẩn bị cho mỗi dịp đầu năm. Chỉ một tô mì toshikoshi soba mà lại có rất nhiều ý nghĩa đằng sau đó như cầu may mắn, cắt bỏ những khó khăn và tai ương của một năm hay cải thiện tài lộc,... Do đó mà món ăn này thường không thể thiếu trong các bữa ăn đầu năm của gia đình người Nhật.

Khám phá phong tục và hoạt động đón Tết Dương lịch ở Nhật Bản năm 2022 - Ảnh 9.

Nguồn: hisgo

Bánh dầy Ozoni: Trong truyền thuyết cổ ngày xưa của Nhật Bản, vào ngày mùng 1 tết, vị thần Toshidon đã xuất hiện, ban tặng cho các em bé ngoan và vâng lời cha mẹ loại bánh dầy Ozoni. Từ đó, với mong muốn được hưởng nhiều những món quà của các vị thần, người Nhật Bản thường ăn Ozoni vào mùng 1 tết. Buổi sáng đầu tiên của năm, cả gia đình sẽ cùng quây quần bên bàn ăn, uống rượu sake và ăn ozoni.

Khám phá phong tục và hoạt động đón Tết Dương lịch ở Nhật Bản năm 2022 - Ảnh 10.

Nguồn: hisgo

Osechi: Osechi là tập hợp các món làm từ nhiều nguyên liệu được chế biến theo nhiều cách khác nhau, sau đó được trang trí ấn tượng trên đĩa hay khay hộp. Osechi là một bữa tiệc nhỏ mà người Nhật tạo ra để cảm tạ đất trời với lòng biết ơn thành kính vào dịp Tết và các ngày lễ trọng đại khác. Với các món ăn trong osechi, mỗi gia đình Nhật Bản sẽ có một cách chế biến riêng, tạo nên một hương vị đặc biệt không thể trộn lẫn. 

Khám phá phong tục và hoạt động đón Tết Dương lịch ở Nhật Bản năm 2022 - Ảnh 11.

Nguồn: hisgo

chọn
'Dòng tiền đổ về bất động sản chưa có hoặc rất ít'
Lãnh đạo doanh nghiệp địa ốc cho rằng trong thời điểm này, khi các hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa phục hồi rõ rệt thì dòng tiền đổ về bất động sản chưa có hoặc rất ít.