Khám phá Quy Nhơn đừng quên check in tháp Bánh Ít: Nét đẹp kiến trúc Chăm lâu đời khiến bao người say đắm

Quy Nhơn không chỉ có những bãi biển lộng gió như Hòn Khô, Cù Lao Xanh, Ghềnh Ráng, Kỳ Co, Eo Gió mà còn sở hữu quần thể kiến trúc Chăm cổ xưa đẹp nao lòng, nhưng lại rất ít người biết đến. Xem ngay bài biết để biết tại sao bạn nên đến đây check in một lần.

Sau hành trình vui chơi tẹt ga tại các bãi biển, khu vu chơi tại Quy Nhơn thì di tích tháp Bánh Ít rất phù hợp làm điểm tham quan cuối cùng, là cái kết đẹp cho hành trình khám phá vùng đất mới. 

Vi vu Bình Định đừng quên check in tháp Bánh Ít: Nét đẹp kiến trúc Chăm lâu đời khiến bao người say đắm - Ảnh 1.

Ảnh: keibynguyen

Tìm hiểu về lịch sử tháp Bánh Ít

Tháp Bánh Ít còn có một cái tên gọi khác là Tháp Bạc, là một cụm các tháp cổ Chăm Pa. Bao gồm: tháp chính, tháp mái và tháp cổng. Các lớp kiến trúc này nằm trọn trong một quả đồi tự nhiên cao gần 100m và được tạo lập trong giai đoạn cuối thế kỉ XI đến đầu thế kỉ XII.

Điều khiến người dân nơi đây tự hào chính về tháp Bánh Ít đó là di tích Chăm cổ xưa này vừa mang nét kiến trúc đặc trưng của người Chăm, vừa mang hơi hướng của mảnh đất võ Bình Định. 

Vi vu Bình Định đừng quên check in tháp Bánh Ít: Nét đẹp kiến trúc Chăm lâu đời khiến bao người say đắm - Ảnh 2.

Ảnh: baolaa_

Tháp Bánh Ít ở đâu?

Tháp Bánh Ít nằm tại thôn Đại Lễ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Vì dáng vẻ của tháp khi nhìn từ xa rất giống một loại đặc sản nơi đây đó chính là bánh ít, chính vì thế mà tên gọi này đã gắn liền với tháp cổ. 

Chỉ cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 20km về hướng Bắc, men dọc theo quốc lộ 1A là bạn có thể dễ dàng tìm thấy cụm tháp. 

Ý nghĩa của tháp Bánh Ít?

Từ xa có thể thấy một cụm tháp uy nghi nằm sừng sững trên ngọn đồi, màu đỏ gạch đặc trưng trong kiến trúc người Chăm không thể lẫn đi đâu được, hòa cùng vào với ánh nắng mặt trời lúc hoàng hôn thì lại càng rực rỡ hơn. 

Cụ thể, tháp người Chăm sử dụng gạch đá ong, xây dựng theo kiến trúc Gopura với vòm cửa hình mũi giáo hướng về phía đông. 

Tháp cổng phía Đông cao chừng 13m, xây trên bình đồ hình vuông, mỗi chiều 7m. Hai mặt Bắc và Nam là hai cửa giả, bịt kín.

Một tháp cổng phía Nam cao chừng 10m có phần kiến trúc giống tháp cổng phía Đông, nhưng bốn cửa thông nhau. Mỗi tầng đều có hàng cột thể hiện theo lối thắt giữa, phình ra ở hai đầu trông giống như những quả bầu nậm, tạo cho di tích giá trị riêng biệt.

Vi vu Bình Định đừng quên check in tháp Bánh Ít: Nét đẹp kiến trúc Chăm lâu đời khiến bao người say đắm - Ảnh 3.

Tháp chính. Ảnh: totori_nguyen

Tháp chính được đặt ở giữa ngọn đồi, bao quanh là ba tháp phụ. Tháp chính to, đồ sộ, được trang trí vô cùng công phu và tinh tế, từng cột rãnh hay chi tiết mái vòm đều toát lên nét đẹp cổ xưa. Tầng một, ở phía Nam tạc hình sư tử, phía Tây và Đông trang trí bò thần Nadin, phía Bắc thể hiện mặt Kala nhìn thẳng, bên trong tầng còn có những tượng thờ bằng đá.

Vi vu Bình Định đừng quên check in tháp Bánh Ít: Nét đẹp kiến trúc Chăm lâu đời khiến bao người say đắm - Ảnh 4.

Tháp Yên Ngựa nằm cạnh tháp chính. Ảnh: benthai232

Ngay bên cạnh tháp chính là tháp yên ngựa, được gọi như vậy là bởi vì phần chóp của tháp rất giống với yên ngựa. Điểm đặc biệt là phần thân của tháp này được trang trí bằng những hình người đang giơ tay nâng đỡ tháp. Điểm đặc biệt nhất trên đỉnh mỗi tháp đều có tượng thần Siva.

Những ngôi tháp cổ này luôn khiến khách tham quan tò mò, nét bí ẩn của chúng khiến người ta chăm chú vào từng viên gạch hay họa tiết để nghe chúng kể chuyện. Hay nói vui hơn, họ đang đóng vai một nhà khảo cổ tìm ra những câu chuyện bí ẩn như trong truyện tranh. 

Đường đi đến Tháp Bánh ít

Đi theo hướng Bắc ra quốc lộ 1A, qua ngã tư cầu Bà Di một đoạn nhìn sang phía bên tay phải sẽ thấy cụm tháp ở phía xa xa. Khu di tích này không cho phép chạy xe thẳng lên các ngọn tháp trên đồi, thế nên muốn lên đến tháp phải vượt qua 200 bậc cầu thang từ dưới chân đồi. 

Vi vu Bình Định đừng quên check in tháp Bánh Ít: Nét đẹp kiến trúc Chăm lâu đời khiến bao người say đắm - Ảnh 5.

Vượt 200 bậc tháng để đến với khu di tích cổ. Ảnh: sullivan.syl

Đừng bỏ lỡ những góc sống ảo thần thánh tại tháp Bánh Ít

Giá vé tháp Bánh Ít: 15.000 đồng/người. 

Chỉ với 15.000 đồng bạn có thể check in sống ảo thả ga với khu di tích cổ. Tuy nhiên, nơi đây cũng là nơi khá trang trọng và linh thiêng nên các bạn tránh ăn mặc quá phản cảm hay tạo những tư thế không phù hợp nhé.

Vi vu Bình Định đừng quên check in tháp Bánh Ít: Nét đẹp kiến trúc Chăm lâu đời khiến bao người say đắm - Ảnh 6.

Màu nắng và màu gạch ong là sự kết hợp hoàn hảo. Ảnh: _quynhmaii_

Vi vu Bình Định đừng quên check in tháp Bánh Ít: Nét đẹp kiến trúc Chăm lâu đời khiến bao người say đắm - Ảnh 7.

Hai ngọn tháp sừng sững dưới ánh nắng hoàng hôn. Ảnh: tienduong2906

Vi vu Bình Định đừng quên check in tháp Bánh Ít: Nét đẹp kiến trúc Chăm lâu đời khiến bao người say đắm - Ảnh 8.

Vẫn là tháp chính đẹp nao lòng người. Ảnh: linhlinh1097

Vi vu Bình Định đừng quên check in tháp Bánh Ít: Nét đẹp kiến trúc Chăm lâu đời khiến bao người say đắm - Ảnh 9.

Ảnhphuoc.up.96

Vi vu Bình Định đừng quên check in tháp Bánh Ít: Nét đẹp kiến trúc Chăm lâu đời khiến bao người say đắm - Ảnh 10.

Ảnh: cuongkhii

 

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.