Khẩu trang trở thành sản phẩm 'cứu cánh' trong khủng hoảng Covid-19

Covid-19 khiến hàng loạt thương hiệu thời trang phải đóng cửa nhiều cửa hàng và sa thải nhân sự do doanh thu xụt giảm mạnh. Tuy nhiên, tình hình của Uniqlo lại hoàn toàn trái ngược. Khẩu trang AIRism là sản phẩm nổi bật nhất của Uniqlo hiện nay.

Là người giàu nhất Nhật Bản, song Tadashi Yanai - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc tập đoàn Fast Retailing, thường xuyên mặc trang phục giản dị.

"Chúng ta có thể mặc trang phục bình thường mọi lúc, mọi nơi một cách tự do. Nếu chúng tôi có thể bán số lượng lớn quần áo bình thường cho cả đàn ông và nữ, đó sẽ là một thành công lớn", ông viết trong cuốn tự truyện năm 2003.

Bán quần áo bình thường là kim chỉ nam của Tadashi từ thập niên 80, khi ông mở cửa hàng Uniqlo thứ tư. Từ đó tới nay, tập đoàn đã có hơn 2.200 điểm bán.

Uniqlo đã khai thác sức mạnh của chuỗi sản xuất toàn cầu và tầm nhìn xa về xu hướng tiêu của người tiêu dùng để trở thành nhà bán lẻ hàng dệt may lớn thứ ba thế giới.

"Giai đoạn mọi người nỗ lực hết sức vì cuộc sống vật chất đã lùi xa. Trước đây chúng ta mặc để gây ấn tượng với người khác. Bây giờ, mọi người muốn những bộ quần áo phục vụ lối sống chất lượng cao", tỉ phú giàu nhất Nhật Bản bình luận.

Khẩu trang thực dụng giúp đế chế thời trang bình dân thoát hiểm trong khủng hoảng COVID-19 - Ảnh 1.

Khẩu trang AIRism trở thành sản phẩm chủ lực của dòng thời trang LifeWear của Uniqlo. (Ảnh: Nikkei Asian Review).

Dòng sản phẩm LifeWear của Uniqlo trở nên đặc biệt phù hợp với đại dịch năm nay. Nó bao gồm khẩu trang thoáng khí, quần thể thao thân thiện với môi trường cách li. Công ty đang tiếp thị các sản phẩm phục vụ xu hướng "làm việc tại nhà" trên các trang web và video quảng cáo của họ.

"Covid-19 là một cuộc khủng hoảng lớn đối với các doanh nghiệp trên toàn thế giới, nhưng nó cũng là một cơ hội lớn. Các doanh nghiệp thành công luôn biết cách thoát khỏi khủng hoảng", Chủ tịch Fast Retailing nhấn mạnh với Nikkei Asia. 

Khẩu trang AIRism là sản phẩm nổi bật nhất của Uniqlo hiện nay. Tadashi từng phản đối ý tưởng tăng cường sản xuát khẩu trang. Nhưng vì nhu cầu quá lớn, ông quyết định biến khẩu trang trở thành sản phẩm chủ lực của dòng LifeWear.

Thu hút sự chú ý lớn ngay khi xuất hiện ở Nhật Bản vào tháng 6, những chiếc khẩu trang cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng quay lại các cửa hàng của Uniqlo. 

Hàng nghìn người đã xếp hàng vài giờ để mua khẩu trang AIRism. Cảnh tượng ấy khiến Chủ tịch Fast Retailing nhận ra Covid-19 là yếu tố mà người tiêu dùng quan tâm hàng đầu. "Những sản phẩm liên quan tới biện pháp an toàn là cách tốt nhất để thu hút khách hàng", ông nhận định.

Ngành bán lẻ thời trang đang khốn khổ vì Covid-19. Hàng trăm thương hiệu thời trang ở Mỹ, châu Âu đã phá sản. Trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5, doanh số của Fast Retailing cũng giảm gần 40% do tập đoàn phải đóng các cửa hàng trên toàn thế giới.

Khẩu trang thực dụng giúp đế chế thời trang bình dân thoát hiểm trong khủng hoảng COVID-19 - Ảnh 2.

Một cửa hàng của Uniqlo tại Berlin. (Ảnh: The Business of Fashion).

Fast Retailing dự báo doanh thu trong năm tài chính 2019 (kết thúc vào tháng 8) đạt tổng cộng 1.900 tỉ yen (17,9 tỉ USD), giảm 13% so với năm trước.

Song Uniqlo đã thoát hiểm nhờ những khách hàng của họ, những người kiên trì tiếp tục mua sắm, bất chấp rủi ro. 

"Tôi đã mua rất nhiều quần áo Uniqlo và các thương hiệu liên quan trong năm nay. Các thương hiệu của họ có giá hợp lí và chúng đặc biệt hữu ích vì tôi đã không ra ngoài nhiều trong năm nay", Akari Ono, 27 tuổi, thổ lộ khi mua váy mặc nhà tại một cửa hàng Uniqlo ở Harajuku, Tokyo.

Hồi tháng 6, doanh số của Uniqlo tại Nhật Bản, bao gồm thương mại điện tử, đã tăng 26% so với cùng kì năm ngoái. Tính đến tháng 9, doanh số hàng tháng tăng trưởng 10%. Yanai vẫn đánh giá cao vai trò và tiềm năng của các cửa hàng, dù ông đã phải đóng nhiều điểm bán vì đại dịch.

chọn
Incomex thoát lỗ 2024 nhờ khoản lãi đột biến, đang bắt tay với công ty con BIM Group làm dự án ở Vĩnh Phúc và Long Biên
Quý IV/2024, Incomex bất ngờ ghi nhận khoản lợi nhuận khác 5,7 tỷ đồng, nhờ đó thoát lỗ trong năm 2024. Doanh nghiệp hiện đang bắt tay với Catalan Land để hồi sinh dự án Xuân La, đồng thời hợp tác với công ty con của BIM Group đầu tư hai dự án bất động sản ở TP Phúc Yên và quận Long Biên.